Trong phong trào thi đua ái quốc, nhiều văn nghệ sĩ phụ lão ở Trung Hoa đã làm gương mẫu.

Cụ Bạch Thạch, 91 tuổi, cụ Uông Ái Sĩ 81 tuổi, cụ Trần…. Đinh 77 tuổi đều nổi tiếng viết tốt, vẽ khéo. Ba cụ đã tổ chức các cụ già …0 tuổi trở lên, viết tốt vẽ khéo, cùng nhau ra sức viết và vẽ, bán lấy tiền, ủng hộ Chính phủ mua máy bay và xe tăng cho bộ đội.

Cụ Thượng Hòa Ngọc ngoài 80 tuổi, nổi tiếng hát hay. Dù già yếu, cụ cũng đã tổ chức những buổi hát và tự cụ cũng hát, để lấy tiền giúp bộ đội.

Cảm động hơn nữa là cử chỉ của cụ Xích Thọ Thần 64 tuổi, cụ Mã Đức Thành 73 tuổi. Hai cụ nổi tiếng làm kịch giỏi. Hai cụ lại có bộ râu rất dài, rất đẹp. Mặc dầu con cháu và bầu bạn khuyên can, hai cụ đã kiên quyết cạo bộ râu dài đẹp nuôi dưỡng trong mấy chục năm trời để diễn kịch lấy tiền ủng hộ bộ đội.

Các cụ văn nghệ sĩ Trung Hoa thật là:

Tuổi cao, chí khí càng cao,

Tấm lòng yêu nước xiết bao nồng nàn!

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 36, ngày 13-12-1951, tr.2.

Tin liên quan

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc được nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII (năm 2021) của Đảng Cộng sản Việt Nam được khởi đề từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1911.
Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng cán bộ là một khâu trong công tác cán bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục, tùy theo tính chất công việc hoặc yêu cầu nhiệm vụ của từng lãnh vực công tác, từng giai đoạn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Ðảng". Huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng và nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên.
Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.