Để kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công, ta cần một số cán bộ tht nhiu và tht tt, toàn tâm toàn lực phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.

Hiện nay có ba trường học rất lớn và rất tốt để đào tạo số cán bộ ấy:

- Quân đội nhân dân,

- Thanh niên xung phong, và

- Đội phát động quần chúng (triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất).

Những trường ấy có hàng ức, hàng triệu quần chúng làm giáo viên.

Chiến sĩ và cán bộ được rèn luyện những tính tốt như: quyết tâm, gan dạ, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ. Được bồi dưỡng tính tổ chức, tính kỷ luật. Do quần chúng thẳng thắn phê bình, mà cán bộ tẩy rửa được những tính xấu như: quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí, v.v.. Ở những trường ấy, miệng nói tay làm, lý luận gắn liền với thực hành. Nó làm cho cán bộ tư tưởng thêm thông, lập trường thêm vững, lề lối làm việc thêm dân chủ.

Những trường ấy vừa huấn luyện vừa thử thách cán bộ. Nếu ai không chịu nổi thử thách, trước sự kiểm tra nghiêm khắc mà công bằng của quần chúng, thì người ấy chỉ có thể mình tự trách mình. Nếu thắng lợi trong cuộc thử thách, thì chắc chắn thành người cán bộ tốt, cần cho kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công.

C.B.

-----------

- Báo Nhân Dân, số 180, từ ngày 26 đến ngày 30-4-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.462-463.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.