Báo tư sản Pháp Thế gii số ra ngày 5-6-1954 kể chuyện như sau: Trong phòng ăn của các sĩ quan địch ở Hà Nội, trước mặt đông người, một tên quan một tức tối nói: “Chiến tranh này ngày càng vô lý. Người ta bắt chúng mình làm những việc vô lý. Chúng mình đi chết một cách vô lý. Cấp chỉ huy tổ chức trận Điện Biên Phủ, mà một anh cai hạng bét cũng thấy rõ nó là vô lý. Nay mai họ sẽ bắt chúng mình đánh nhau ở đồng bằng cũng vô lý như ở Điện Biên Phủ!”.

Tên quan năm nghe thấy khó chịu, ngắt lời hắn và bảo hắn ra khỏi phòng ăn. Nhưng một lát sau thì chính tên quan năm ấy cũng than phiền với nhà báo như vậy.

Tạp chí Pháp Phê bình mi trong số tháng 3-1954 trích đăng một đoạn nhật ký của một tên sĩ quan Pháp:

4-10-1952 - Lúc ra đi, 4 đại đội chúng tôi được mệnh lệnh cấp trên: “Đốt sạch nhà cửa, diệt sạch trâu bò, phá sạch mùa màng và lương thực. Cố mà giết chết hoặc bắt sống Việt Minh”.

10-10-1952 - Tiểu đoàn chúng tôi tiến đến đâu, nhà cửa cháy tan đến đó. Nhiều người đàn bà hốc hác rách rưới, lăn nhào vào các nhà cháy, để cứu con nhỏ của họ ra...

Cả quyển nhật ký đầy những việc tàn ác của quân địch như vậy. Rồi tên sĩ quan này cũng kết luận rằng: Cuộc chiến tranh này thật là vô lý.

Vì vô lý vô nghĩa, cho nên nó đã đưa thực dân Pháp đến Điện Biên Phủ và sẽ đưa chúng đến nhiều Điện Biên Phủ khác nữa.

C.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 200, từ ngày 1 đến ngày 3-7-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.527-528.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.