Không những đế quốc Mỹ và các đế quốc khác, nhất là Anh và Pháp, lủng củng với nhau, mà ngay trong nội bộ Mỹ cũng ngày thêm lủng củng.

Như bọn ở ngoài Chính phủ Mỹ thì chửi Chính phủ Mỹ tham ô, hủ hóa, bất lực. Bọn ở trong Chính phủ Mỹ thì chửi bọn kia là ghen ăn, phản động, ba hoa.

Và chính bọn ở trong Chính phủ Mỹ cũng tranh giành lẫn nhau lung tung. Theo tin Mỹ ngày 7-9-1952 thì:

Tư lệnh không quân tỏ ý bất mãn: Kế hoạch định đến 1954 thì tổ chức xong 143 đội không quân, nhưng đến 1956 hoặc trễ hơn nữa mới tổ chức xong, vì thiếu tiền.

Tư lệnh hi quân đòi phải đóng mỗi năm 1 chiếc hàng không mẫu hạm, và phải đóng cho được 10 chiếc. Tư lệnh không quân cáu và nói: "Máy bay là việc của không quân. Hải quân đòi như vậy là xâm phạm đến quyền lợi của không quân".

Các báo Mỹ nói: "Thôi, đừng cắn xé nhau nữa! Dù sao từ nay, việc tổ chức quân đội và việc đóng góp ngân sách là "nhiệm vụ" rất gian khổ cho nhân dân Mỹ vậy!".

Nội bộ đế quốc Mỹ lủng củng, vì chúng giành nhau quyền lợi, đứa nào cũng muốn tranh lấy phần to. Vì càng chuẩn bị chiến tranh, đại tư bản Mỹ càng thu được nhiều lãi. Trong lúc đó, nhân dân lao động Mỹ ngày càng nghèo khổ. Một gia đình công nhân 3 người, mỗi năm ít nhất cũng phải có 4.276 đôla mới sống nổi. Nhưng sự thật, thì số rất đông công nhân Mỹ mỗi năm chỉ được 3.500 đôla tiền công trong số đó họ đã phải nộp 1.100 đôla thuế. Mà cứ mỗi 100 đôla thuế, thì hết 85 đôla dùng vào binh bị. Ngoài ra, còn hơn 13 triệu người thất nghiệp thì cực khổ không thể tả.

Người kh càng kh,

K giàu càng giàu.

Chế đ bt bình,

Chc sp đ mau.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 85, ngày 4-12-1952, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.516-517.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.