Hôm 6 tháng 11, Ngoại trưởng Mỹ là Đalét sang Nam Tư gặp Nguyên soái Titô. Sau đó, y tuyên bố với các nhà báo: “Hai người chúng tôi hoàn toàn đồng ý với nhau về quyền độc lập của các nước Đông Âu, và không ai được can thiệp vào nội chính của họ, về quyền tự do của họ tự lựa chọn lấy chế độ kinh tế và xã hội”.

Ý Đa muốn nói: các nước dân chủ Đông Âu bị Liên Xô “áp bức”. Còn Mỹ thì muốn “giải phóng” cho các nước ấy.

Hôm 7 tháng 11, hãng thông tin Mỹ UP lại đâm thêm mấy câu: “Chính trong lúc kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười, mà ông Đalét và ông Titô kêu gọi giải phóng các nước chư hầu Nga, vậy là hai ông đã giáng cho Nga một vố nặng”.

Mục đích của Đa và của UP là nhằm nói xấu Liên Xô, và hòng chia rẽ Liên Xô với Nam Tư, nhưng âm mưu ấy đã lộ tẩy.

Hôm 8 tháng 11, người phát ngôn của Nam Tư liền cải chính: “Đối với các nước Đông Âu, thái độ của Nam Tư không hề thay đổi. Cần phải có lời cải chính này, vì sau khi gặp Nguyên soái Titô, ông Đa đã tuyên bố theo kiểu của ông ta. Đối với các nước Đông Âu, thái độ của Nam Tư luôn luôn đúng như lời tuyên bố chung của Nguyên soái Titô và Nguyên soái Bunganin”.

Thế là không phải Đa giáng cho Liên Xô một vố nặng, mà chính là Nam Tư đã giáng một tát nặng vào mồm Đa và mồm hãng UP.

Chúng ta còn nhớ trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đa đã tuyên bố láo rằng: “Quân đội Trung Quốc sang giúp Việt Minh”. Nhưng liền sau đó Bộ Quốc phòng Mỹ và Sở Tình báo Mỹ cũng như Tổng chỉ huy Pháp đã cải lại rằng: “Tin ấy không đúng”. Nhưng Đa nào biết xấu hổ, vẫn chứng nào tật ấy, vẫn nói láo quen mồm. Vậy có thơ rằng:

Đalét mất nết quen rồi,

Rộng mồm nói láo, ai cười mặc ai.

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 625, ngày 18-11-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.