Ngày xưa có lão Diệp Công nổi tiếng là người thích rồng. Trong nhà lão, tường vách đều vẽ rồng, cột kèo đều chạm rồng và lão ngồi đâu cũng nói đến rồng. Nhưng đến khi nghe nói có con rồng thật hiện ra thì lão sợ cuống cuồng, đâm đầu chạy trốn. Như vậy, là vì thứ rồng lão ta thích chỉ là thứ rồng vẽ trên vách.

Ngày nay, đế quốc Mỹ và bọn Ngô Đình Diệm rất hay nói đến "tự do dân chủ". Hễ mở miệng là chúng khoe nào "quốc gia dân chủ", nào "thế giới tự do", v.v.. Nhưng chắc hẳn không ai quên trước đây, một số những nhà trí thức trong Phong trào hòa bình ở miền Nam tán thành hòa bình, tán thành thi hành đúng đắn Hiệp định Giơnevơ, thì chúng đã lồng lên trắng trợn khủng bố những người dẫn đầu phong trào này. Các báo miền Nam có những bài tỏ ý tán thành hòa bình, tán thành lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Bắc - Nam để đi tới thống nhất thì bọn chúng hoảng sợ, liền ra lệnh đóng cửa một lúc hàng chục tờ báo. Lại như gần đây, những đồng bào được phép Ban liên hợp vào Nam thăm gia đình ở miền Nam, đã bị chúng bắt giam, tra tấn. Có đồng bào ra Bắc thăm người nhà, khi trở về Nam cũng bị chúng đánh giết.

Xem vậy, chúng ta không thể lầm lẫn thứ "tự do dân chủ" lòe bịp kiểu Mỹ - Diệm với tự do dân chủ thật sự.

H.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 491, ngày 7-7-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.32.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.