Hiện nay, khắp miền Bắc ta có rất nhiều hợp tác xã thi đua với Đại Phong và tiến bộ rất khá.

Ở những hợp tác xã ấy, đảng viên và đoàn viên đều gương mẫu. Ban quản trị thì dân chủ và công bằng. Xã viên đều đoàn kết, phấn khởi, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Mọi người đều thấm nhuần tư tưởng làm chủ hợp tác xã, làm chủ nước nhà.

Kết quả là hợp tác xã ngày càng phát triển tốt. Thu nhập của xã viên tăng thêm. Đời sống của họ được nâng cao rõ rệt. Đồng thời những công việc nghĩa vụ (như nộp thuế, trả nợ, bán thóc cho Nhà nước) họ đều làm nhanh, gọn, tốt.

Nhưng bên cạnh những hợp tác xã tốt, các nơi vẫn rải rác còn một số hợp tác xã lạc hậu. Thí dụ:

Nam Định có những xã như Giao Hoàn, Xuân Tiến… còn có những người nấu rượu lậu, lãng phí lương thực. Thậm chí có cán bộ tuyên truyền cũng phạm lỗi ấy. Hoặc như huyện Giao Thủy, trong 11 tháng (1961) đã lãng phí vào rượu lậu hơn 128 tấn thóc.

Sơn Tây, xã Đồng Khánh, trong ngày mùa màng mà các cán bộ trong ban quản trị cũng như nhiều đảng viên và đoàn viên đều đi kiếm cá để bán lấy tiền, lơ là với công việc sản xuất, phân bón rất kém, thủy lợi rất chậm…

Nghệ An, hợp tác xã Minh Quang không ra sức làm phân bón, một nửa diện tích ruộng còn cấy chay…

Các chi bộ những nơi như vậy cần phải nghiêm khắc tự phê bình và quyết tâm sửa chữa. Đảng ủy tỉnh và huyện cần phải thiết thực phê bình và giúp đỡ họ sửa chữa để tiến bộ.

Tất cả các hợp tác xã phải có quyết tâm phấn đấu trở thành “Đại Phong” và tranh thủ một vụ Đông Xuân thắng lợi.

T.L.

--------------------------------

- Báo Nhân Dân, số 2857, ngày 17-1-1962, tr.4.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.317-318.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.