Bài này không nói đến những “hợp tác xã Đại Phong” ngày càng phát triển mà mọi người đều biết. Ở đây, tôi muốn nêu tóm tắt vài thí dụ những hợp tác xã nhỏ bé đã phấn đấu “từ đói đến no, từ nghèo đến giàu”.

- “Thống Nhất” là một hợp tác xã ở miền núi (Phú Thọ). Trước kia, cũng như đồng bào thiểu số khác ở miền núi, đồng bào ở đây làm ăn theo lối cũ, rất vất vả mà vẫn đói nghèo. Trồng trọt đã khó khăn, lại thường bị thú rừng phá hoại nương rẫy. Đói rét và tật bệnh làm cho đồng bào ở đó gầy gò, bủng beo. Lại thêm mê tín, cái gì cũng chỉ biết nhờ thánh, nhờ trời…

Từ ngày có hợp tác xã, tình hình đã thay đổi hẳn. Về thủy lợi, đồng bào đã thực hiện “đưa nước lên núi, thay trời làm mưa”. Về cải tiến nông cụ, dùng nhiều phân bón (ngày trước sợ ma không dám dùng phân), tăng vụ, vỡ hoang, chăn nuôi gia súc, v.v. xã viên đều hoàn thành vượt mức kế hoạch.

Kết quả là vụ mùa năm nay rất tốt. Mỗi người đã làm được 280 ngày công, bình quân mỗi ngày công được chia 7 cân thóc. Mỗi người được 320 cân thóc, chưa kể hoa màu được chia.

- “Thống Nhất” ở nơi “sơn cùng thủy tận”, thì “Diễn Hải” (Nghệ An) ở chốn nước mặn đồng chua. Mới mưa đã úng, mới nắng đã hạn. Quanh năm thiếu, đói. Năm 1954, hơn 380 người ở trong làng đã chết đói. Hiện nay, nhờ có hợp tác xã, đồng bào Diễn Hải đã đạt những bước tiến như sau:

   1957  1961
 Lợn:  Cả xã chỉ có 118 con.  Hơn 2.000 con. Nhiều nhà nuôi 5 con.
 Trâu bò:  Không có.  540 con.
 Ruộng:  Chỉ cấy 136 mẫu và cấy 1 vụ.  Cấy 695 mẫu, ba vụ.
 Thủy lợi:  Trước không có gì.  Đã làm được hơn 10 vạn thước khối đất.
 Phân bón:  Rất ít.  Bình quân mỗi sào 10 tạ.
 Cải tiến nông cụ:  Không có.  Cải tiến toàn diện.
 Thu hoạch:  Cả năm mỗi sào 60 cân.  Mỗi sào 260 cân.
Lương thực:  Thiếu độ 50 tấn. Tự túc được cả. Còn thừa ít nhiều bán cho Nhà nước.

Nhân đà thắng lợi ấy, hợp tác xã Diễn Hải đã quyết định mỗi người phấn đấu vượt 250 ngày công và 2.000 cân lương thực.

Hai hợp tác xã Thống Nhất và Diễn Hải gặp điều kiện khó khăn hơn nhiều nơi khác. Vì sao chỉ trong vài năm đã đạt được những kết quả khá như vậy?

chi bộ đảng lãnh đạo tốt, đoàn thanh niên xung phong tốt, xã viên thấm nhuần tinh thần làm chủ, hăng hái thi đua cần kiệm xây dựng hợp tác xã.

Hai hợp tác xã ấy chớ nên tự mãn vì có thành tích, mà cần phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.

Các cấp đảng ủy cần giúp đỡ họ tiến lên nữa, đồng thời cần phổ biến những kinh nghiệm tốt của hai hợp tác xã ấy cho những hợp tác xã khác làm theo, để ngày càng tiến bộ.

T.L.

-------------------------

- Báo Nhân Dân, số 2828, ngày 19-12-1961, tr.1.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.296-297.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.