.

Năm ngoái, ở Trung Quốc nhiều nơi mấy tháng liền không mưa. Nông dân đã dốc hết lực lượng ra chống hạn, không chịu bỏ một sào ruộng hóa.

Kết quả là “người đã thắng trời”: Cả năm, đã thu hoạch được 285 triệu tấn lương thực. So với năm 1949 thì số lương thực đó đã tăng hơn 70%, so với năm 1952 thì tăng 20%.

Trong việc chống hạn, bà con nông dân Trung Quốc cũng làm như đồng bào nông dân ta, nghĩa là dùng sức người. Ngoài những người già yếu tàn tật, phụ nữ có nghén và các trẻ em, còn tất cả mọi người đều tham gia chống hạn. Chỉ trong vòng ba tháng năm ngoái, họ đã đào giếng và khơi mương, lấy nước tưới cho hơn 310 vạn mẫu tây.

Họ cũng gặp nhiều khó khăn, như ở những miền núi và cao nguyên cao hơn mặt biển 2.000 thước. Song nhờ sức đoàn kết và sự quyết tâm, họ đã vượt mọi khó khăn và chống hạn đã thắng lợi. Thí dụ: tỉnh Thiểm Tây là một vùng đất khô, lại ít mưa, thế mà họ đã đào mương và giếng vượt mức kế hoạch 28%.

Vừa rồi, hơn 15.000 nông dân ngoại ô Bắc Kinh đã đào xong một con mương dài bảy cây số, rộng hơn sáu thước, sâu hơn ba thước, tưới cho 4.000 mẫu tây. Những ngày Tết dương lịch, chẳng những nông dân không nghỉ mà còn có hơn ba vạn cán bộ, công nhân, học sinh và bộ đội ở Bắc Kinh cũng lợi dụng ngày nghỉ đó, đi tham gia đào mương với nông dân. Mặc dù trời rét như cắt, họ vẫn ra sức đào cả ngày cả đêm, cho nên chỉ trong 20 ngày đã đào xong mương.

Hiện nay, chúng ta cũng đang chống hạn, kinh nghiệm của anh em nông dân Trung Quốc rất quý cho ta. Chúng ta đoàn kết nhất trí và quyết tâm, thì công việc chống hạn của ta nhất định cũng thắng lợi như anh em Trung Quốc.

Bắc Kinh ngày 7-1-1958

TRẦN LỰC

---------

- Báo Nhân Dân, số 1403, ngày 11-1-1958.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.225-226.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.