Tôi tiếp được thư nhiều bạn đọc nói về nông thôn đổi mới. Xin trích một đoạn sau đây để bà con cùng xem.

"Xã Hải Chính (Nam Định) chúng tôi có 656 hộ, 3.771 người đều là công giáo toàn tòng. Từ đời cha đến đời con đều sống về nghề làm muối. Mấy mươi năm dưới chế độ độc ác của thực dân Pháp, chúng tôi cực khổ vô cùng. Làm lụng đầu tắt mặt tối, nhưng vẫn đói rách quanh năm. Nhiều người không có manh áo lành để đi cúng lễ. Lại thêm lũ tây đoan, tây sếp đánh đập hành hạ hết sức dã man.

Trong những năm kháng chiến, xã Hải Chính bị giặc Pháp chiếm đóng. Chúng biến nhà thờ tôn nghiêm thành đồn bốt và nơi ô uế, xã chúng tôi trở nên địa ngục trần gian.

Từ ngày hòa bình lập lại, nhờ chính sách hợp tác hóa của Đảng và Chính phủ, xã chúng tôi đã thay da đổi thịt, đời sống được cải thiện không ngừng.

Cuối tháng trước, khi nghe báo cáo của Bác Hồ ở Hội nghị chính trị đặc biệt, chúng tôi rất phấn khởi vui mừng. Chúng tôi bảo nhau: Bác Hồ đã nêu rõ sự tiến bộ của cả nước thì bà con ta cũng nên so sánh tình hình của xã mình xem đã tiến bộ thế nào. Sau đây là mấy con số tỏ rõ sự tiến bộ của xã chúng tôi.

Hồi Pháp

Hiện nay

Nhà ngói

Nhà xây (mái tranh)

Nhà gỗ lim

Nhà tre

Sân gạch

Bể xây gạch

Xe đạp

Các thứ đồng hồ

Tủ đứng, tủ chè

Bàn ghế

Phích nước

Màn

Văn hóa xã hội

6 cái

không có cái nào

24 cái

689 cái

5 cái

43 cái

không có cái nào

18 cái

4 cái

10 hộ có

không

46 hộ có

gần 100% dân mù chữ

42 cái

201 cái

429 cái

chỉ còn 1 cái

76 cái

247 cái

45 cái

719 cái

681 cái

579 hộ có

100% hộ đều có

100% hộ đều có

100% biết đọc, biết viết

1 nhà hộ sinh

1 trạm xá

1 hệ thống truyền thanh

So sánh cuộc sống khổ nhục ngày trước với cuộc sống dồi dào hiện nay thật khác nhau một vực một trời. Tuy vậy, khi nhớ đến 1/3 giáo hữu trong xã đã bị lũ quỷ Xa tăng lừa bịp di cư vào Nam, ngày nay đang sống dở chết dở, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi, như truyện Kiều đã nói:

"Ngọn bèo chân sóng lạc loài,

Nghĩ mình no ấm thương người lưu ly".

Chúng tôi cùng nhau hứa hẹn ra sức một người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt, để góp phần nhỏ mọn của mình vào công cuộc xây dựng miền Bắc giàu mạnh, và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà".

Trong 10 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, với sự cố gắng của đồng bào, nông thôn ta nhiều nơi đã tiến bộ như xã Hải Chính, có nơi hơn thế nữa. Trong hai cuộc đại hội hợp tác xã và đội sản xuất nông nghiệp tiên tiến (ở miền xuôi, ở trung du và miền núi), đã chứng tỏ thành tích vẻ vang đó. Tuy vậy chúng ta quyết không nên tự mãn với kết quả đó, mà phải cố gắng hơn nữa, làm cho nước mạnh dân giàu hơn nữa.

CHIẾN SĨ

-----------------------

Báo Nhân Dân, số 3675, ngày 21-4-1964, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.