Người Long Động, tỉnh Quảng Yên,

Hai mươi bốn tuổi, tính hiền và ngoan.

Từ ngày giặc đánh vào làng,

Chị đánh du kích tỏ gan anh hùng.

Việc gì chị cũng xung phong,

Khiến cho đồng đội càng hăng thêm nhiều.

Chiến tranh càng khó bao nhiêu,

Tinh thần càng vững, càng nhiều chiến công.

Khi đánh giặc, khi giao thông,

Tuyên truyền, tổ chức, chị không ngại nề.

Một hôm, khai hội ra về,

Chẳng may địch bắt, không hề khai ra.

Chúng dùng đủ cách khảo tra,

Rồi cho lính hiếp suốt 3, 4 tuần.

Chém cha lũ giặc bất nhân,

Chúng toan bắn chị ở chân ngôi đình.

Nghĩ rằng mình chết đã đành,

Còn tài liệu Đảng giấu quanh mái nhà?

Chị bèn một chước nghĩ ra:

Xin về lấy súng đặng mà báo tin.

Đến làng, gặp một người quen,

Thừa cơ chị đã đưa tin rõ ràng.

Rồi quay mặt lại đường hoàng,

Chửi vào mặt giặc, giặc càng căm gan.

Chúng liền đạp chị ngã lăn,

Đứa dao khoét vú, đứa chân giẫm đầu.

Đứa thì tay đỡ chậu thau,

Đứa thì mổ chị từ đầu đến chân!

Chị luôn giữ vững tinh thần,

Hô to khẩu hiệu, chửi quân bạo tàn.

Vì lòng yêu nước nồng nàn,

Nêu gương oanh liệt muôn ngàn đời sau.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 415, ngày 21-4-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.419-420.

[1]. Anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, ở thôn Long Động, xã Nam Tần, huyện Nam Sách thuộc Quảng Yên (nay Nam Sách thuộc tỉnh Hải Dương) (BT).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.