Goatêmala là một nước nông nghiệp nhỏ, hơn 3 triệu nhân dân, ở châu Trung Mỹ. Trước kia, địa chủ chỉ chiếm 3 phần trăm nhân khẩu mà choán hết 50 phần trăm đất ruộng. Một đồn điền Mchoán hàng mấy vạn mẫu ruộng.

Nông dân tá điền phải nộp cho địa chủ hơn 60 phần trăm số thu hoạch, lại còn phải làm công không cho chúng. Công nhân đồn điền mỗi ngày chỉ được 25 xu.

Năm 1951, trong cuộc tổng tuyển cử, Đảng Dân chủ do ông Gútman (39 tuổi) lãnh đạo, được 3 phần 4 số phiếu, lên tổ chức Chính phủ.

Chính phủ này thi hành những cải cách dân chủ: tăng lương công nhân đồn điền lên 120 xu. Trưng mua ruộng đất của địa chủ để chia cho nông dân. Đến nay, 122.800 nông hộ đã được chia ruộng.

Những cải cách dân chủ ấy đã ảnh hưởng lớn đến công nhân và nông dân các nước xung quanh.

Vì đụng đến chủ đồn điền Mỹ, cho nên đế quốc Mđã tìm mọi cách can thiệp và phá hoại Chính phủ Goa: bảo Chính phủ Goa là cộng sản, là “Goa Minh”uy hiếp an ninh châu Mỹ (!). Đòi Chính phủ Goa bồi thường cho đồn điền M 15 triệu đôla. Bao vây kinh tế Goa và ngăn cản Chính phủ Goa mua sắm vũ trang để tự vệ. Hiện nay, đế quốc Mđang giúp cho bọn phong kiến địa chủ Goa và hai chính phủ phản động Hônđurát và Nicaragoa tấn công nước Goa. Song nhân dân Goa, trước hết là công nhân và nông dân, kiên quyết chống lại. Thêm một lần nữa, việc này tỏ rõ rằng:

- Bất kỳ nước nào thi hành chế độ dân chủ, thì đế quốc Mỹ đều cho là cộng sản, và đưa luận điệu vu cáo cộng sản ra vu cáo các nước đó.

- Mđã tự lột mặt nạ “dân chủ” giả hiệu, và lòi cái mặt thật là đế quốc xâm lược.

- Nhân dân Goa chỉ có hơn 3 triệu người mà dám chống cự lại đại đế quốc M có 150 triệu người cùng những chính phủ và quân đội bù nhìn của Mỹ!

Hoan hô tinh thần anh dũng của nhân dân Goa!

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 199, từ ngày 28 đến ngày 30-6-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.521-522.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.