Hôm 20-5, Ủy ban Quốc hội Mỹ “phụ trách xem xét việc trẻ con phạm tội” yêu cầu ra lệnh nghiêm cấm các “tài liệu khiêu dâm” ở Mỹ. Bản báo cáo của Ủy ban nói:

“Việc bán tài liệu khiêu dâm mỗi năm trị giá 500 triệu đô-la. Nội dung những tài liệu ấy rất đểu giả, hủ bại, xấu xa, mê hoặc, rùng rợn, và có thể đầu độc bất kỳ hạng tuổi nào… Đại bộ phận tài liệu ấy đã lọt vào tay những trẻ độ 10 tuổi, và đã làm tăng thêm những vụ phạm tội dâm ô… Ảnh hưởng tai hại của những tài liệu ấy là nó diễn tả những thái độ hỗn loạn về tình dục… Nó khêu gợi, xô đẩy người ta đến chỗ phạm tội dâm ô…”.

Tài liệu khiêu dâm gồm những tiểu thuyết, truyền đơn, phim, ảnh, những cỗ bài… “và những thứ quá trắng trợn không thể nói hết trong báo cáo”. Kết quả là từ ngày Chiến tranh thế giới thứ hai, những vụ thiếu niên phạm tội hiếp dâm đã tăng gấp hai lần.

Hiện nay, văn hóa Mỹ đã bắt đầu có ảnh hưởng như vậy ở các thành thị miền Nam. Vừa rồi, các báo Sài Gòn đăng tin: Giữa ban ngày, một lũ cô-bồi đón đường bắt một em gái 13 tuổi, rồi thay phiên nhau hãm hiếp…

*

*     *

Các trẻ em Trung Quốc cũng học theo người lớn, phát triển “kế hoạch nhỏ 5 năm”. Vài ví dụ:

Ở huyện Vọng Khuê (Hắc Long Giang), mùa vừa rồi các em đã trồng trọt và thu hoạch lương thực, trị giá 4 vạn đồng.

Ở huyện Ngọc Lâm (Quảng Tây) trong 10 hôm, các em đã cắt được hơn 7.600 cân cỏ cho trâu, bò của hợp tác xã nông nghiệp.

Ở huyện Phì Thành (Sơn Đông) gần 4 vạn em đã tham gia trồng rừng, đã trồng được 163.000 cây và đang ươm thêm 138.000 cây.

Ở nhiều nơi khác, các em có sáng kiến tìm ra công việc để tham gia phong trào xã hội. Như làm những đồ chơi để gửi biếu các trại giữ trẻ; như phong trào “đến tận nhà”, tức là đến từng nhà giúp bà con học để thanh toán nạn mù chữ,…

Hai chuyện trên đây sẽ giúp bà con chú ý giáo dục trẻ em Việt Nam ta.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 832, ngày 14-6-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.