Thủ đô nước Pháp là một thành phố cực kỳ sang trọng và xa hoa, đầy rẫy lầu cao, gác lớn. Nhưng ngay ở giữa Pari có 17 “khu không vệ sinh”. Một phần tư nhà cửa của Pari đã xiêu vẹo vì đã gần 100 năm rồi. Tờ báo tư sản Đời sống Pháp (8-7-1955) cho biết rằng: Pari và ngoại ô có 2 triệu 95 vạn người phải ở rất chật chội, trong đó:

41 vạn 8.000 gia đình, hơn 4 người mà chỉ có 2 gian phòng.

96 vạn 3.000 gia đình, hơn 3 người phải ở chung một phòng. Còn một số đông người phải nằm dưới cầu, xó chợ.

Hiện nay, trên bờ sông Xen (chảy ngang giữa Pari) vừa mọc lên một xóm mới, có 90 cái lều bằng vải, cho 93 gia đình thuê ở. Ngoài những người lớn, có 240 trẻ em.

Chiều tối, những lâu đài sang trọng thì đèn điện sáng choang, khắp trong nhà và ngoài cửa. Còn trong những túp lều kia thì leo lét mấy ngọn nến hoặc cái đèn dầu tây.

Những gia đình ở lều ấy đều là người lao động, làm ăn hẳn hoi. Nhưng họ bơ vơ không cửa không nhà.

- Vì họ đông con nhỏ! Các chủ cho thuê nhà không thích con trẻ. Có những chủ nhà quảng cáo một cách trắng trợn: “Nhà tôi có phòng cho thuê; nhưng ai có con nhỏ và chó thì xin miễn hỏi”.

- Vì tiền thuê nhà quá đắt. Một gian phòng mỗi tháng ít nhất cũng phải 5, 6.000 quan phrăng, lại phải “vi thiềng” 15, 16 vạn quan mới thuê được.

Vì ở ngay trên bờ sông, cho nên đã có mấy trẻ em rơi xuống nước! Ban đêm phải có người và chó canh gác để tránh xảy ra tai nạn. Mùa đông rét đến gần, sắp mưa to tuyết lớn, nước sông sẽ dâng lên. Dân nghèo Pari đang than phiền:

Pari là chốn “thiên đường”,

Mà dân lao động cái giường cũng không!

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 594, ngày 18-10-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.