Chúng ta cố gắng dành dụm, cố gắng tăng tích lũy xã hội chủ nghĩa là để mở mang kinh tế, xây dựng công nghiệp, xây dựng đời sống ngày càng no ấm cho nhân dân lao động.

Nhưng chỉ biết dành dụm không đủ, mà còn phải biết chi tiêu.

Chi tiêu thế nào là đúng?

Trước hết, phải phân biệt hai hướng chi tiêu: Một bên là chi tiêu cho sản xuất, như xây dựng nhà máy, hầm mỏ, nông trường, đập nước... Một bên là chi tiêu cho những việc không sản xuất như xây nhà ở, nhà thương, trường học... Những việc không sản xuất cũng cần thiết, cũng phải được chú ý đúng mức. Nhưng chúng ta phải luôn luôn đặt việc chi tiêu cho sản xuất lên trên hết. Vì vốn dùng vào sản xuất thì sinh sôi, nảy nở, mang lại nguồn no ấm ngày càng dồi dào cho nhân dân lao động. Còn vốn dùng vào những việc không sản xuất thì không trực tiếp có tác dụng như thế.

Hãy nói chuyện một người cho dễ hiểu: Một anh nông dân đang cần sửa sang cày, bừa, lại cũng muốn mua sắm một vài thứ để bày biện trong nhà. Nhưng số tiền dành dụm của anh có hạn. Là người chủ trong gia đình, anh cân nhắc, tính toán, và quyết định sửa sang cày, bừa trước. Như vậy, anh sẽ sản xuất khá hơn và đến vụ sau, anh có thể có cả những thứ để bày biện trong nhà.

Chúng ta là người chủ của xã hội, chúng ta cũng cần cân nhắc, tính toán như thế. Phải hết sức dành vốn cho việc mở mang sản xuất, xây dựng công nghiệp. Không những thế mà trong việc chi tiêu cho sản xuất còn phải biết dồn vốn cho những ngành quan trọng nhất, như: gang, thép, điện, than, cơ khí, v.v.. Vì những ngành này có được mở mang thì các ngành khác mới tiến lên được.

Muốn dành được nhiều vốn cho việc công nghiệp hóa nước nhà, thì mỗi ngành, mỗi địa phương phải hết sức tiết kiệm trong việc chi tiêu. Công nhân, viên chức, cán bộ phải luôn luôn phát huy sáng kiến, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, giữ gìn máy móc, dụng cụ, v.v.. Như vậy là chi tiêu ít mà sản xuất nhiều, lại dành thêm được nhiều vốn cho việc công nghiệp hóa nước nhà.

C.K.

-------------------------

- Báo Nhân Dân, số 2147, ngày 3-2-1960, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.464-465.

Tin liên quan

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc được nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII (năm 2021) của Đảng Cộng sản Việt Nam được khởi đề từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1911.
Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng cán bộ là một khâu trong công tác cán bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục, tùy theo tính chất công việc hoặc yêu cầu nhiệm vụ của từng lãnh vực công tác, từng giai đoạn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Ðảng". Huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng và nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên.
Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.