Chống hạn - Lúa mùa này tốt hơn mùa trước. Đó là một điều đáng mừng.

Nhưng cũng như mọi năm, đến dạo này trời mưa ít. Nhiều ruộng cao bị cạn nước. Lúa đang trỗ bị nghẹn đòng, như một số địa phương ở Hà Đông, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Hòa Bình, v.v..

Cán bộ các tỉnh và huyện đang tích cực lãnh đạo nhân dân giải quyết việc cạn nước.

Thế là tốt. Nhưng nói chung phong trào còn yếu. Cần phải cố gắng hơn nữa.

Diệt sâu - Ở Thái Bình, Kiến An, Tuyên Quang, Thái Nguyên, v.v. nơi thì có sâu cuốn lá, nơi thì có sâu cắn gié.

Nhiều nơi đã tập trung lực lượng để diệt sâu. Như Thái Nguyên đã huy động 680 cán bộ, 5.000 học sinh, 5.500 bộ đội, 45.700 nhân dân đi diệt sâu. Thái Bình có 32.500 cán bộ và nhân dân tham gia diệt sâu. Cán bộ, bộ đội và nhân dân Bắc Cạn đã diệt sâu trong 22.270 buổi, v.v.. Những nơi cố gắng như vậy, đã có thành tích khá. Nhưng phong trào chưa đều, chưa khắp.

Trái lại, một vài nơi nông dân còn mê tín, cho rằng sâu cắn lá là dấu hiệu được mùa!

Khuyết điểm nặng nhất của cán bộ và nhân dân là chủ quan. Thấy lúa tốt thì ít săn sóc. Đến khi thấy sâu nhiều thì lại ngại khó.

Cán bộ tỉnh, huyện, xã cần phải ra sức động viên nhân dân tích cực chống hạn và diệt sâu triệt để và kịp thời, để nắm chắc vụ mùa thắng lợi.

Chúng ta chịu khó phấn đấu một tháng, thì sẽ no ấm sung sướng suốt năm.

TRẦN LỰC

----------------

- Báo Nhân Dân, số 1672, ngày 11-10-1958, tr.1.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.544-545.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.