Đồng chí Nguyễn Thị Kim đư­ợc phái về phát động một làng đồng bào Công giáo và thiểu số. Trong các cuộc hội họp, đồng bào có vẻ e dè, ít phát biểu ý kiến.

Đồng chí Kim ra sức thăm nghèo hỏi khổ, đi sâu xét kỹ, thì thấy đồng bào có mấy thắc mắc:

- Thiếu trâu bò, thiếu thóc giống để cày cấy - lo thiếu ăn.

- Trong trận địch càn quét, nhiều nhà cửa bị phá - thiếu chỗ ở.

- Nhiều con em bị bắt đi ngụy binh, đồng bào lo không biết Chính ph sđi vi h thế nào.

Đồng chí Kim đến từng nhà, từng xóm, giải thích vận động, tổ chức hội đổi công, giúp nhau trâu bò và thóc giống. Kết quả các nhà đều gieo được mạ.

Lại tổ chức các nhóm đi cắt tranh, giúp nhau làm nhà.

Trong lúc đó, lác đác có bệnh đậu mùa. Đồng chí Kim tổ chức một tuần lễ vệ sinh. Nhờ sạch sẽ mà đậu mùa đỡ được nhiều. Trong khi làm những việc đó, đồng chí Kim giải thích rõ ràng chính sách khoan hồng của Chính phủ đối với ngụy binh và những người khác đã lầm đường theo địch. Từ đó, đồng bào yên lòng, hết e dè thắc mắc, rất tin cán bộ và rất hăng hái đấu tranh.

Đồng chí Kim có thành tích tốt là vì đã đi sát với quần chúng, hiểu rõ tâm trạng của quần chúng, giúp đỡ quần chúng thiết thực giải quyết những thắc mắc và những khó khăn trong đời sống hàng ngày.

Đồng chí Kim là một gương mẫu, mà mọi cán bộ đều nên noi theo.

C.B.

-----------

- Báo Nhân Dân, số 218, từ ngày 25 đến ngày 27-8-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.33-34.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.