Trước đây, những đảng viên tốt ở nông thôn đã góp phần đưa kháng chiến đến thắng lợi. Hiện nay, những đảng viên tốt ở nông thôn đang góp sức thực hiện cải cách ruộng đất và những công việc khác. Đồng thời, chúng ta cần phải gắn liền việc cải cách ruộng đất, tăng gia sản xuất, v.v. với việc củng cố và phát triển Đảng ở nông thôn.

Chi bộ mạnh hay là yếu, công tác của chi bộ tốt hay là xấu, ảnh hưởng rất lớn đến việc cải tạo nông thôn.

Vì vậy, chỉnh đốn chi bộ là một việc quan trọng bậc nhất trong phong trào cải cách ruộng đất: loại những phần tử xấu ra, đưa những phần tử tốt vào để thêm lực lượng mới cho Đảng.

Khi kết nạp đảng viên mới, cần phải giữ đúng những điều kiện Trung ương đã quy định và kết hợp với những công tác trung tâm. Quyết không nên tùy tiện, cẩu thả, tách rời công việc thực tế.

Trước khi kết nạp một đảng viên mới, phải dựa vào quần chúng mà xem xét cẩn thận:

- Thành phần giai cấp,

- Lịch sử đấu tranh,

- Trình độ giác ngộ,

- Quan hệ với quần chúng,

- Thái độ trong công tác.

Những điều ấy chưa đủ, còn phải giáo dục thêm về kỷ luật sắt và tự giác của Đảng và nhiệm vụ của người đảng viên: trọn đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.

Khi kết nạp thì thủ tục phải nghiêm nhưng giản đơn: ý kiến của đảng ủy phụ trách (trong phát động quần chúng tức là Đoàn ủy), của người giới thiệu và nghị quyết của đại hội chi bộ đối với những đảng viên mới, phải ghi rõ và kèm theo giấy xin vào Đảng. Cẩn thận như vậy, vừa để ngăn ngừa những phần tử xấu chui vào Đảng, vừa để tỏ rõ tính nghiêm chỉnh của Đảng ta và giáo dục ý thức tôn trọng Đảng cho người đảng viên mới.

Điều kiện đảng viên phải đúng, thủ tục vào Đảng phải nghiêm, đó là những điều rất cần thiết trong việc phát triển Đảng. Muốn có kết quả thắng lợi, ắt phải dựa vào quần chúng, tuyên truyền và giáo dục sâu cho quần chúng ý thức tham gia xây dựng Đảng.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 461, ngày 7-6-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.510-511.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.