Tạp chí Mỹ Dân tộc (1-7-1955) viết:

“Trong 2 năm qua, Mỹ giúp Lý Thừa Vãn 1.500 triệu đôla, trong số đó 720 triệu là “viện trợ” quân sự...

Lý Thừa Vãn cứ một mực gây chuyện với Nhật Bản - Nhật Bản là một nước đồng minh của Mỹ.

Ngô Đình Diệm tìm mọi cách xui giục chống Pháp - Pháp cũng là một nước đồng minh của Mỹ.

Tưởng Giới Thạch tìm mọi cách làm cho Mỹ coi Ấn Độ như là một nước rất nguy hiểm.

Trong các kho tàng Mỹ còn ứ đọng các thứ nông sản đáng giá 7.000 triệu đôla, trong lúc đó hàng triệu người châu Á phải nhịn đói.

Phải chăng Mỹ đã đưa số tiền lầm lỗi giúp những người lỗi lầm?

Nhiều chứng cớ tỏ rõ rằng: Người châu Á cần thức ăn, chứ họ không cần súng đạn...”.

Thế là nhân dân Mỹ cũng thấy rằng: Chính phủ Mỹ đã bỏ những số tiền khổng lồ ra mua những người “bạn” châu Á, mà những người ấy không phải là những người tốt lành chính đáng.

Tục ngữ Pháp có câu: “Anh bảo tôi: ai là bạn anh? Tôi sẽ bảo anh: anh là người thế nào”.

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 519, ngày 4-8-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.