Phong trào mua công trái lại là một dịp để chứng tỏ lòng nồng nàn yêu nước của đồng bào ta.

Như ở Tuyên Quang, vì cán bộ chính quyền và đoàn thể khéo tuyên truyền, giải thích, cổ động và tổ chức, cho nên đồng bào người giàu cũng như người nghèo, đều hiểu rõ và hăng hái thi đua mua công trái. Trong dịp này, đồng bào có những cử chỉ rất cảm động. Vài thí dụ:

Hai em nhi đồng bán báo đã đưa hết cả số tiền tích trữ được trong mấy năm để mua công trái, một em mua 8.000đ, một em mua 12.000đ.

Một bà cụ ở mướn, đã dốc tất cả số tiền mồ hôi nước mắt từ ngày bắt đầu kháng chiến đến nay để mua công trái.

Ông Hồi Xuân Viện đã mua gần hai triệu đồng (2.000.000đ); cô Liên Phương hơn triệu đồng (1.000.000đ), v.v.. Vì vậy đồng bào tỉnh Tuyên đã được Hồ Chủ tịch khen ngợi.

Ở Tuyên Quang như thế, chắc ở các tỉnh khác, chắc khắp cả nước đều như thế. Vì đồng bào đã hiểu thấu lời của Hồ Chủ tịch: Mua công trái là mt vic đã ích cho nước (giúp kháng chiến), li li cho nhà (Chính phủ sẽ trả vốn và lãi).

Cán bộ địa phương cần ghi nhớ lời H Ch tch dạy: "Phải cố gắng thi đua mua công trái. Nhưng đồng thời chớ để cạn vốn tăng gia sản xuất của nhân dân".

Mong rằng các tỉnh nhớ gửi dần dần kết quả việc bán công trái để đăng lên báo Nhân Dân.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 1, ngày 11-3-1951, tr.8.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật Hà Nội, 2011, t.7, tr.52.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.