Vài mẩu chuyện rất bình thường, mà rất vĩ đại.

Bà cụ Mán ở Lào Cai có 4 con trai đều là du kích. 3 người đã hy sinh cho Tổ quốc. Trước ngày Lào Cai được giải phóng, bà cụ bị Tây theo dõi. Nhà nghèo, bà cụ phải đi đào củ rừng để ăn. Ngày nào bà cụ cũng ăn một phần rất ít, để phần nhiều lại giúp cán bộ bí mật.

Ở Khu 3, bà cụ Hảo, 62 tuổi, săn sóc thương yêu bộ đội và thương binh như mẹ đối với con.

Chị Loan, 17 tuổi, cũng hết sức săn sóc bộ đội và thương binh như em đối với anh ruột.

Chị Phương, cán bộ dân công, gặp lúc trời mưa to, nước đến ngực. Chị xung phong đội gạo lội sang suối, rồi giúp đỡ và cổ động mọi người đều sang. Nhờ vậy mà bộ đội khỏi thiếu ăn.

Phải chăng vì danh, vì lợi, vì địa vị mà họ làm như vậy? Không phải. Đó là vì lòng nồng nàn yêu nước. Đó là lòng chí công vô tư mà chúng ta đều phải học theo.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 18, ngày 26-7-1951, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.134.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.