Viên quan ba Mỹ Vang Han Bang sắp phải sang Triều Tiên. Chị vợ can hắn chớ đi. Can không được, chị ta bèn lấy dao đâm chồng bị thương nặng (Báo Mỹ 30-7-1951).

Sau khi nghe tin quân ta thắng trận, tên trưởng đồn Q.L. nhận được lệnh Pháp bắt phải ra trận. Vợ hắn can chớ đi. Can không được, chị vợ bế con nhảy xuống sông tự tử (Tin tức Nam Định 1-8-1951).

Hai tin trên chứng tỏ:

Phương Tây cũng như phương Đông, mọi người đu oán ghét chiến tranh xâm lược, mọi người đều mong muốn hòa bình.

Nội bộ của địch, thậm chí giữa vợ và chồng, rất mâu thun. Đó là một nhược điểm rất to của địch.

Hai chị kia muốn chống chiến tranh xâm lược, nhưng không biết cách chống. Cách hay nhất để chống chiến tranh xâm lược là:

1) Nhân dân các nước bị xâm lược, như Việt Nam, Triều Tiên, thì phải đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết kháng chiến, tiêu diệt đế quốc xâm lược.

2) Nhân dân các nước khác, thì đoàn kết chặt chẽ, phản đối chiến tranh, ủng hộ hòa bình.

C.B.

--------

- Báo Nhân Dân, số 23, ngày 2-9-1951, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.178.

Tin liên quan

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc được nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII (năm 2021) của Đảng Cộng sản Việt Nam được khởi đề từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1911.
Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng cán bộ là một khâu trong công tác cán bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục, tùy theo tính chất công việc hoặc yêu cầu nhiệm vụ của từng lãnh vực công tác, từng giai đoạn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Ðảng". Huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng và nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên.
Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.