Đế quốc Mỹ ra sức ủng hộ Ngô Đình Diệm. Nhưng Diệm thối quá, không ngửi được.

Để thoa phấn bôi son cho Diệm, quan thầy Mỹ bảo hắn: Phải thường đi vào nông thôn cho dân thấy mặt, phải thường chụp ảnh để tuyên truyền, v.v.. Và phải khoác một mảnh áo dân chủ giả hiệu bằng cách nặn ra một cái gọi là “quốc hội lâm thời”, với 120 “đại biểu”.

Cái thứ “quốc hội” giả hiệu ấy, trước đây Nguyễn Văn Tâm đã bày ra, nhưng đã thất bại.

Chính hãng Thông tấn Mỹ U.P. (1-12) đã phải nhận: “E rằng cái trò “quốc hội” ấy cũng không ăn thua gì, bởi vì những nhà xem xét lo rằng tình hình vô chính phủ đe dọa quá nguy rồi, không thể cứu chữa nữa... Lập ra một cái quốc hội dù thoa vẽ nó cho oai mấy, cũng khó cứu chữa bệnh tật ấy, cũng không đoàn kết được những người Nam Việt dưới lá cờ chống cộng...”.

Quốc hội là một tổ chức tiêu biểu cho dân quyền, dân chủ, do tổng tuyển cử tự do bầu ra.

Ngô Đình Diệm bắt bớ những nhân sĩ đấu tranh cho hòa bình, khủng bố nhân dân lương thiện, đàn áp tự do ngôn luận (trong một thời gian ngắn, hắn đã bóp chết 10 tờ báo ở Sài Gòn), chỉ biết liếm gót cho đế quốc Mỹ. Như vậy mà hòng giả làm dân chủ thì khác nào chim cú giắt lông phượng hoàng! Cái mà hắn sắp nặn ra sẽ là một “quốc hội” làm thi, chứ không phải quốc hội lâm thời.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 290, ngày 16-12-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.174-175.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.