Nghĩa là trong nước yên ổn, thế giới hòa bình. Hai điều đó liên quan với nhau.

Vừa rồi, trong bản thông cáo chung của Xô, Mỹ, Anh, Pháp ở Hội nghị Giơnevơ có điểm thứ ba là: Khôi phục và phát triển mối quan hệ giữa phương Đông và phương Tây.

Bản thông cáo nói: "Các Bộ trưởng Ngoại giao phải đôn đốc những người chuyên môn nghiên cứu mọi phương pháp có thể:

A. Xóa bỏ dần những chướng ngại nó ngăn trở sự giao thông tự do và buôn bán hòa bình giữa các nước.

B. Xây dựng những sự trao đổi và mối quan hệ tự do hơn, phù hợp với lợi ích chung của các nước và các nhân dân".

Giữa nhân dân các nước khác nhau ở phương Đông và phương Tây còn phải xóa bỏ những sự ngăn trở và lập lại quan hệ tự do, lẽ nào đồng bào hai miền trong một nước Việt Nam mà không được đi lại và buôn bán tự do?

Đã mấy tháng nay, Chính phủ và nhân dân ta yêu cầu lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam và Bắc. Như thế là đúng với lợi ích chung của toàn dân ta và hợp với nguyện vọng hòa bình của nhân dân thế giới.

Nhưng đương cục miền Nam cứ nằng nặc từ chối và dùng mọi cách để ngăn trở sự đi lại và buôn bán giữa đồng bào miền Bắc và miền Nam. Như thế là Ngô Đình Diệm đã làm trái với lợi ích của nước của dân, trái với lời dạy của thánh hiền: Làm cho "quốc trị, thiên hạ bình".

C.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 521, ngày 6-8-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.71-72.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.