Thầy Mỹ và tớ Diệm tìm mọi cách lừa bịp, ép buộc một số đồng bào công giáo miền Bắc “di cư” vào Nam. Mục đích chính của chúng là hòng gieo rắc rối loạn và chia rẽ nhân dân ta. Nhưng các báo chí Mỹ cũng thú nhận rằng: kết quả không được như ý muốn của Mỹ và Diệm. Vừa rồi, báo Mỹ Tin điện Nữu Ước viết một cách mỉa mai:

“Tầu Mỹ chở những người “di cư” vừa cập bến Sài Gòn. Các bà trong đại sứ quán Mỹ vội vàng mang những gói quà ra đón họ. Mỗi quà gồm có:

-1 bàn chải đánh răng,

-1 khăn mặt,

-1 cái lược,

-1 chai dầu gội đầu,

-1 bánh xà phòng thơm,

-1 lọ dầu bôi da.

Quà này là do cơ quan tuyên truyền Mỹ gửi sang.

Khi những người di cư cần một nắm gạo, một bát nước để sống thì người ta cho họ dầu thơm, thuốc xỉa. Tại sao cơ quan tuyên truyền Mỹ không cho tàu chở đến đây một vạn thỏi sáp bôi môi. Những người công giáo di cư ăn ở trong bùn lầy. Người ta không phát cho họ cuốc xẻng, cũng không phát tiền nong, lương thực mà người ta đã hứa với họ. Khổ nhất là họ không có nước sạch, mà phải uống nước bùn… Nếu Mỹ cứ ủng hộ Diệm, thì Mỹ sẽ mất hết uy tín ở miền Nam”.

Thế là báo chí Mỹ cũng phải nhận rằng: Mỹ và Diệm đã xô đẩy một số giáo dân miền Bắc vào chốn địa ngục lầm than ở miền Nam.

C.B.

------

Báo Nhân Dân, số 349, ngày 14-2-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.