Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế Pháp và Ủy ban Y tế thế giới, thì người Pháp xài một phần mười tiền bạc vào uống rượu. Cứ mười người Pháp thì có một người sống nhờ nghề làm rượu hoặc nghề bán rượu. Ba người thì một người uống rượu quá sá. Sáu người thì một người có bệnh nghiện rượu.

Tính đổ đồng, thì mỗi người Pháp (đàn ông, đàn bà, trẻ con) mỗi năm uống 27 lít rượu cồn.

Cứ ba người chết từ 35 đến 50 tuổi, thì một người chết vì rượu.

Ở Pháp có 700.000 quán bán rượu, tức là cứ 34 người lớn thì có một quán rượu.

Tuy vậy, Chính phủ còn trợ cấp cho Ủy ban Tuyên truyền uống rượu mỗi năm 50 triệu phrăng. Trong khi đó, Ủy ban Tuyên truyền chống rượu chỉ được trợ cấp 50 vạn phrăng. Thậm chí trên tờ giấy thấm của học trò, người ta cũng in khẩu hiệu tuyên truyền uống rượu: “Mỗi lít rượu vang bổ ích bằng 850 gam sữa, 585 gam thịt, v.v.”.

Năm 1946, diện tích trồng nho để làm rượu là 1.670.000 mẫu tây. Năm 1953 tăng lên 1.766.000 mẫu.

Ở Pháp nhiều củ cải làm đường. Nhưng dân Pháp và Bắc Phi thiếu đường ăn. Vì để giữ giá cho bọn tư bản làm đường, mỗi năm Chính phủ mua 500 triệu lít rượu nấu bằng củ cải, rồi bán rẻ, chịu lỗ vốn độ 6, 7 nghìn triệu phrăng. Hơn nữa, không sản xuất đường và các thứ ngũ cốc, mà sản xuất những thứ để nấu rượu, tính ra mỗi năm tổn thất đến 100 nghìn triệu.

Ở Angiêri, thực dân Pháp chiếm 250.000 mẫu tây ruộng trồng nho mà không trồng ngũ cốc. Kết quả là nhân dân Angiêri thường bị đói kém.

Ở các thuộc địa châu Phi da đen, thực dân Pháp bán rượu càng ngày càng nhiều. Kết quả là số người ở những nơi ấy không tăng thêm, mà giảm sút nhiều. Ví dụ: Ở Cônggô, trong 40 năm, số người giảm mất 30 phần trăm.

Thế là tư bản và thực dân Pháp cốt cho đầy túi tham, dù có hại đến giống nòi, hại đến loài người, chúng cũng không ngại.

C.B.

-----------

- Báo Nhân Dân, số 169, từ ngày 1 đến ngày 5-3-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.420-421.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.