Chính sách hòa bình của Liên Xô chẳng những ở lời nói, mà còn ở việc làm. Trong mấy tháng gần đây, Liên Xô đã làm những việc to lớn cho hòa bình như:

Liên Xô đã quyết định giảm bớt 64 vạn binh sĩ của mình.

Do Liên Xô tự động ký trước, mà Mỹ, Anh, Pháp cũng buộc phải ký hiệp định hòa bình với nước Áo, làm cho nước Áo được thật sự độc lập, tự do.

Liên Xô đã đi bước đầu trong việc lập lại quan hệ bình thường với Nam Tư.

Liên Xô đã lập quan hệ ngoại giao với Tây Đức.

Liên Xô đã trả lại cửa biển Poóckalát Ut (một căn cứ hải quân) cho nước Phần Lan, và tặng cho Phần Lan tất cả nhà cửa, kho tàng, doanh trại, tài sản của Liên Xô ở đó.

Poóckalát Ut là một cửa biển quân sự từ năm 1944, Phần Lan đã nhường cho Liên Xô trong một thời hạn 50 năm. Nay Liên Xô đã rút ngắn thời hạn, trả lại cho Phần Lan 33 năm trước thời hạn đã định.

Năm 1948, Liên Xô và Phần Lan đã ký một hiệp ước hợp tác thân thiện. Nay Liên Xô đã định kéo dài hiệp ước ấy thêm 20 năm.

Vì hòa bình mà Liên Xô rút ngắn thời hạn đóng quân ở Poóckalát Ut. Vì hòa bình mà Liên Xô kéo dài thời hạn hiệp ước hợp tác thân thiện. Mỗi một hành động của Liên Xô đều nhằm đấu tranh cho hòa bình.

Trái lại, người ta thắp đuốc tìm cũng không thấy một cử chỉ hòa bình nào của phe đế quốc do Mỹ cầm đầu!

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 575, ngày 29-9-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.