Chính phủ Pháp mới lập lại do Lanien (Laniel)[1] làm Thủ tướng. Nhưng không chắc sống được lâu. Vì Chính phủ mi tuy thành lập, nhưng khó khăn cũ vẫn còn khó khăn chính làm cho Chính phủ Pháp đổ như sung rụng là: tài chính khủng hoảng, vấn đề Tây Đức, và chiến tranh xâm lược Vit Nam nó rút xương ty ca Pháp.

Sau đây là mấy con số hay hay:

Trong 8 năm và 8 tháng vừa qua, Pháp đã thay đổi 19 chính phủ. Một chính phủ yếu nht, chỉ sống được 3 ngày; 3 chính phủ th nhất, sống được ngoài 10 tháng. Tính đổ đồng thì mỗi chính phủ Pháp sống được hơn 5 tháng. Non 9 năm nay, cứ 4 ngày thì Pháp có 1 ngày lo thay đổi chính phủ.

Các bộ thì tùy mỗi chính phủ mà thêm bớt, để kéo vây cánh. Có chính phủ gồm 22 bộ, có chính phủ gồm 41 bộ.

Các ghế bộ trưởng, thứ trưởng đã “thay thầy đổi chủ” 572 lần, 154 chính khách đã thay phiên nhau ngồi những ghế ấy. Trong số đó 48 người được ngồi 1 lần, 2 người được ngồi 14 lần. Người ta gọi 2 người đó là “bộ trưởng chuyên nghiệp”.

12 người đã làm Thủ tướng, trong đó 6 người làm 2 lần.

Chính phủ Pháp đứng không vững, vì dân không tin và phản đối. Dân không tin và phản đối vì Chính phủ Pháp đã thất bại về quân sự, chính trị, kinh tế, tài chính.

Khác hẳn với Chính phủ địch, Chính phủ ta liên hệ chặt chẽ với nhân dân; từ việc thi đua sản xuất đến công cuộc kháng chiến kiến quốc. Chính phủ ta chỉ lo phấn đấu cho lợi ích của nhân dân. Nhờ nhân dân ta hăng hái, mà dù hoàn cảnh khó khăn, quân sự, chính trị, kinh tế và tài chính ta vẫn tiến bộ rõ rệt. Vì vậy mà nhân dân ta hoàn toàn tin tưởng và nhiệt liệt ủng hộ Chính phủ ta.

Chỉ một việc đó cũng đủ đảm bảo rằng: địch nhất định thua, ta nhất định thắng.

Kết luận:

Được lòng dân, thì vic gì cũng làm được,

Trái ý dân, thì chy ngược chy xuôi.

C.B.

-----------

- Báo Nhân Dân, số 122, từ ngày 6 đến ngày 10-7-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.162-163.


1.Thuộc Đảng cộng hòa độc lập (BT)

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.