Ngân sách là bản thống kê số thu và số chi trong một năm của các chính phủ.

Trong số chi có ba khoản quan trọng là: quân sự, xã hội (nhà thương, nhà đẻ, nhà nuôi trẻ, cứu tế người già yếu, v.v.), và văn hóa, giáo dục.

So sánh ba khoản chi ấy giữa các nước, thì ta có thể thấy rõ chính sách của mỗi nước thế nào. Sau đây là ba số chi trong ngân sách năm 1954 của bốn nước lớn:

Mỹ chi vào giáo dục 2,35 phần 100; vào xã hội 0,30 phần 100;

Anh - - 7,000 -; - 9,00 -

Pháp - - 8,00 -; - 6,60 -

Liên Xô - - 12,00 -; - 13,00 -

Mỹ chi vào quân sự 60 phần 100;

Anh - - 36 -;

Pháp - - 49 -;

Liên Xô - - 17,80 -.

Xin bà con tự phán đoán: Nước nào trọng giáo dục hơn? Chăm lo cho đời sống của nhân dân hơn? Muốn giữ gìn hòa bình thế giới hơn?

Và nước nào lo tăng cường binh bị, âm mưu gây chiến; bóp chẹt văn hóa giáo dục và xem nhẹ đời sống của nhân dân?

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 196, từ ngày 19 đến ngày 21-6-1954, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.