Ngày 21 tháng 1, nhân dân lao động toàn thế giới và các dân tộc đang đấu tranh cho tự do của mình, đều thành kính tưởng nhớ Lênin. Lênin và Xtalin chẳng những đã lãnh đạo giai cấp vô sản biến nước Nga phong kiến và lạc hậu thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh nhất thế giới, mà còn đưa loài người lao động tiến lên con đường hạnh phúc vẻ vang.

Lênin sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870.

Năm 24 tuổi, Lênin vào Đảng Xã hội - Dân chủ Nga. Từ đó, Lênin thành một người tổ chức và lãnh đạo cách mạng.

Năm 1903, Đảng Xã hội - Dân chủ chia làm hai phái. Phái thiểu số (mensêvích) chủ trương thoả hiệp với tư bản. Phái đa số (bônsêvích) là phái chân chính cách mạng do Lênin lãnh đạo.

Năm 1905, Lênin tham gia lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân chủ Nga đầu tiên. Tháng 12 năm ấy, Xtalin gặp Lênin trong một cuộc hội nghị của Đảng. Từ ngày ấy, Xtalin trở nên người bạn và đồng chí trung thành nhất và kiên quyết nhất của Lênin.

Năm 1917, Lênin và Xtalin lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Tiếp theo là 5 năm kháng chiến, chống đế quốc xâm lược và bù nhìn bán nước.

Năm 1919, Lênin cùng các lãnh tụ cách mạng các nước lập nên Quốc tế Cộng sản (Đệ tam quốc tế), để lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới.

Ngày 21 tháng 1 năm 1924, Lênin mất, thọ 54 tuổi.

Xtalin là người thừa kế, củng cố và phát triển sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Lênin.

Lênin là người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Mác. Là người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng. Là người thầy đã đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận cách mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất.

Lênin dạy chúng ta đoàn kết toàn dân và toàn giai cấp để chiến thắng kẻ thù chung là giai cấp bóc lột và đế quốc xâm lược.

Lênin dạy chúng ta đối với mọi việc phải xem xét k lưỡng mi mt, không nóng nảy, hấp tấp. Song khi đã định kế hoạch hẳn hoi rồi thì phải qu quyết thc hin cho kỳ được.

Lênin dạy chúng ta gin đơnkhiêm tn, trong schchính trc.

Lênin dạy chúng ta không s gian nan cc kh, tin chc vào lc lượng ca qun chúng, vào tương lai của cách mạng. Sau Cách mạng Tháng Mười, 14 nước đế quốc từ ngoài đánh vào, phản động trong nước nổi loạn lung tung, gần 9 phần 10 đất nước thành vùng tạm bị chiếm. Lênin và Đảng bônsêvích nói kháng chiến nht đnh thng li. Quả nhiên kháng chiến đã thắng lợi hoàn toàn.

Lênin dạy chúng ta muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công thì quyết phải tăng gia sn xut và tiết kim. Lênin nói: Kinh tế và tài chính "phải do nhà nước thiết thực quản lý, giám đốc, thống kê và điều chỉnh; cần quy định cách phân phối sức lao động cho đúng đắn, quý trọng sức dân, tuyệt đối không được lãng phí sức dân, cái gì cũng phải tiết kiệm". Đối với tệ tham ô hủ hóa, Lênin rất nghiêm khắc. Có một lần, tòa án Mạc Tư Khoa xử nhẹ một vụ ăn hối lộ, Lênin liền viết trong một bức thư: "Không xử bắn bọn ăn hối lộ mà xử nhẹ như thế, là một việc xấu hổ cho những người cộng sản, những người cách mạng...".

Lênin dạy chúng ta phải gi vng nguyên tc cách mng: "Chỉ có chính sách trung thành với nguyên tắc mới là chính sách đúng".

Lênin dạy chúng ta yêu T quc và yêu nhân dân một cách thiết tha, không bờ bến, và ghét cay ghét đắng kẻ địch của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời gn lin tinh thn yêu nước vi tinh thn quc tế.

Lênin dạy chúng ta phải tht thà t phê bình và phê bình để đoàn kết chặt chẽ và tiến bộ mãi.

Lênin dạy chúng ta tuyt đi tin tưởng vào Đảng, vào tương lai tất thắng của cách mạng và Tổ quốc, vào lực lượng vô cùng to lớn của giai cấp, của nhân dân.

Mỗi một người yêu nước Việt Nam cố gắng thực hiện những lời dạy bảo của Lênin, tức là kỷ niệm Lênin một cách xứng đáng, vì đó là con đường đưa chúng ta đến kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công.

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 42, ngày 24-1-1952, tr.1, 4.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.287-289.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.