Mấy tháng gần đây, phong trào dân tộc càng lên mạnh:

Xu-đăng, Ma-rốc, Tuy-ni-di đã giành được độc lập.

Tây Lan, Cao Miên, Ai-slan (Iceland-BT), và nước Ả-rập đã thoát khỏi ảnh hưởng của đế quốc, và đứng hẳn về phía trung lập, hòa bình.

Phong trào chống thực dân lên mạnh ở An-giê-ri, đảo Síp Mã Lai, Ai-slan… Bọn cầm quyền ở Tây Ban Nha và Nam Triều Tiên là “con cưng” của Mỹ, nay cũng bấp bênh.

- Tây Ban Nha suốt 17 năm nay, do tên phát-xít Phơ-răng-cô thống trị. Nó dùng cách chuyên chế và khủng bố, xóa bỏ hết mọi quyền dân chủ, tự do.

Song từ đầu năm nay, phong trào phản đối đã nổi lên mạnh mẽ. Hồi tháng hai, có cuộc bãi khóa và biểu tình sôi nổi của 3.000 sinh viên các trường đại học, trong đó có cả những người con của Bộ trưởng tuyên truyền và Bộ trưởng không quân. Các giáo sư và những người trí thức đều đồng tình với học sinh Văn sĩ phát-xít Ri-đơ-ru-giô cũng phải nhận rằng: “Tình hình Tây Ban Nha hiện nay là: văn hóa hẹp hòi, tham quan ô lại, thiếu giáo dục, thiếu gương mẫu, thiếu công bằng… nó làm cho thanh niên mất hết tin tưởng…”.

Trong tháng 4, hàng vạn công nhân nhiều thành phố lớn đã bãi công. Chính phủ phát-xít đàn áp tàn nhẫn. Nhưng vì công nhân kiên quyết, lại được nhân dân ủng hộ, cuộc bãi công đã thắng lợi: Các chủ nhà máy phải nhượng bộ, Chính phủ phát-xít phải nhận ngày 1 tháng 5, công nhân được nghỉ ngơi và được tiền lương.

- Nam Triều Tiên hơn 10 năm nay do tên thân Mỹ là Lý Thừa Vãn thống trị. Nhân dân vô cùng cực khổ. Đến nỗi tướng Mỹ là Van-phơ-lít cũng phải công khai nhận rằng: "Hơn một triệu người không cửa, không nhà...".

Giống như Ngô Đình Diệm, Lý Thừa Vãn cũng nhờ quan thầy Mỹ tăng cường vũ trang mà huênh hoang kêu gào "Bắc tiến". Trong cuộc tuyển cử hôm 15-5-1956, Vãn cũng dùng cách khủng bố và gò ép để giành lấy địa vị tổng thống một lần nữa. Nhưng Vãn không trấn áp nổi sự phản đối của nhân dân. Nhiều nơi, ông Thân Dược Hy (lãnh tụ phe đối lập) đã được nhiều phiếu hơn Vãn. Lần này, mặc dù mọi thủ đoạn gian dối, Vãn chỉ được non 55 phần 100 số phiếu (Năm 1952 Vãn được 90 phần 100). Tên đồng đảng của Vãn đã không được cử làm Phó Tổng thống. Hôm tuyển cử, ở Thủ đô và nhiều nơi khác, nhân dân đã biểu tình thị oai chống Lý Thừa Vãn.

Địa vị của Phơ-răng-cô và Lý Thừa Vãn bấp bênh, tức là uy tín của Mỹ bấp bênh, cũng tức là thế lực của phe trung lập hòa bình được mở rộng.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 815, ngày 28-5-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.