Nhân dịp ngày Tết, gửi thiếp chúc năm mới cho những bà con, bầu bạn ở xa, để tỏ tình yêu nhớ. Đó là một thói quen của nhiều dân tộc phương Đông và phương Tây, không có gì lạ.

Để giúp những người cần gửi thiếp được dễ dàng hơn và không tốn kém mấy, có những nhà hàng bán thiếp Tết đã in sẵn, thiếp khá xinh đẹp và giá tiền cũng phải chăng.

Nhưng có một số người lại nhân dịp năm mới để xì ra những cái Tếu mới:

- Lãng phí tiền bạc, thuê in thiếp Tết riêng biệt của mình,

- Gửi thiếp lung tung cho cả những bà con hàng xóm ngày nào cũng gặp mặt nhau, và cho những người không phải là bà con, bầu bạn của mình.

Một thí dụ: Trước hôm Nguyên đán Tân Sửu nhiều đồng chí đã nhận được thiếp Tết in bằng giấy màu hồng. Phía trước như bức ảnh dưới đây1.

Mấy dòng chữ phía sau càng “tuyệt diệu”. Xin chép nguyên văn:

“Kính chúc: Anh chị và các cháu

khỏe mạnh

Học tập và công tác tốt

lập nhiều thành tích.

Ngày 12 tháng 2 năm 1961

Ký tên loáy ngoáy”.

Vậy có thơ rằng:

Có gì Tếu bằng Tếu này?

Cái bệnh hình thức từ nay nên chừa!

T.L.

-----------------

- Báo Nhân Dân, số 2538, ngày 2-3-1961, tr.4.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.56-57.


[1] Nguyên bản báo Nhân Dân còn đăng một bức ảnh thiếp chúc Tết để minh họa (BT).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.