Hòa bình trở lại, những ruộng cỏ đã mọc cao quá đầu người. Bà con trong làng thấy vậy thì nản chí.

Quyết tâm làm theo lời dạy của Bác, "Việc gì khó khăn mấy, có chí làm cũng nên", đồng chí Hoa rủ thêm 20 thanh niên, vượt mọi thiếu thốn khó khăn, quyết vỡ ruộng hoang cho kỳ được. Trong hai ngày đầu, vỡ được 3 sào.

Thành tích ấy đã khuyến khích nhân dân trong làng cố gắng vỡ hoang. Kết quả là cả làng đã vỡ được 80 mẫu và thu hoạch được ngót 100 tấn thóc.

Đồng chí Hoa đã giàu tinh thần khắc phục khó khăn, lại có nhiều sáng kiến, như: Nơi cỏ xấu thì đốt cỏ, đỡ công phát và vỡ hoang được nhanh. Nơi cỏ tốt, thì cắt cỏ bán cho bà con làm tranh lợp nhà, để lấy tiền mua thêm dao, cuốc và nông cụ khác. Một điều nữa đáng khen, là đồng chí Hoa có đức tính nhân nhượng: Chỗ nào dễ thì nhường cho đồng bào vỡ, rủ anh em thanh niên đi vỡ chỗ khó hơn.

Với những thành tích đó, đồng chí Hoa đã được Đoàn Thanh niên Cứu quốc tỉnh khen thưởng hai lần, thật là xứng đáng.

Trong công cuộc khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa theo "Kế hoạch Nhà nước năm 1956", thanh niên các nơi nên học tập và thi đua với đồng chí Hoa, để góp sức hoàn thành đúng mức và vượt mức kế hoạch. Đó là một nhiệm vụ vẻ vang của toàn thể thanh niên ta.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 699, ngày 31-1-1956, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.256-257.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.