Chiến sĩ trong quân đội ta (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) đại đa số là thanh niên nông dân.

Đồng bào đi dân công, đại đa số là thanh niên nông dân.

Trong những đội thanh niên xung phong, đại đa số cũng là thanh niên nông dân.

Mà đại đa số là thanh niên nông dân thì bị phong kiến địa chủ áp bức bóc lột tàn tệ...

Nói tóm lại, đại đa số thanh niên nông dân, gái cũng như trai, đều bị đói rách nghèo nàn, lầm than cực khổ; cho nên chí khí đấu tranh của họ rất cao. Đi đánh giặc, đi dân công, tham gia phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất, thanh niên đều rất hăng hái.

Vì vậy, các đội công tác cũng như cán bộ phụ trách địa phương cần phải chú trọng việc phát động, tổ chức, giáo dục và cất nhắc thanh niên nông dân. Thanh niên là một cái nguồn vô tận, từ nguồn ấy mà chúng ta đào tạo những cán bộ tốt cho hiện tại và tương lai của nước nhà.

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 159, từ ngày 11 đến ngày 15-1-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.386.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.