Với sự săn sóc của Hồ Chủ tịch, của Đảng, của Chính phủ và Mặt trận, đồng bào rất hăng hái đề phòng giặc lụt.

Giặc Pháp là đồng minh của giặc lụt. Chúng ném bom phá đê ở Thanh Hóa, Hà Nam, Bắc Ninh... Chúng khủng bố đồng bào đi đắp đê sửa đê ở Hà Đông, Thái Bình, Ninh Bình... Chúng muốn làm cho đồng bào ta bị lụt, bị đói.

Đồng bào ta đã quyết tâm vượt mọi khó khăn vừa chống giặc Pháp vừa chống giặc lụt.

Theo những báo cáo đầu tiên, thì nhân dân ở 18 tỉnh có đê tại Bắc Bộ và Trung Bộ đã góp hơn 133 vn ngày công, đp được hơn 77 vn thước khi đê, bđược gn 2 vn thước khi đá.

Đáng chú ý là trong công việc đắp đê giữ đê, nhân dân đã tỏ tinh thần đoàn kết rất cao: già, trẻ, gái, trai đều hăng hái làm việc. Đồng bào đã sẵn sàng góp tiền, góp thóc, góp tre pheo và cuốc thuổng để giúp đỡ lẫn nhau. Nhiều người xung phong, không quản khó khăn mệt nhọc.

Nhiều nơi đồng bào đã làm vượt mức, như Quảng Yên, Phú Thọ, Bắc Giang...

Đó là những thành tích đáng khen. Nhưng chúng ta không được chủ quan, tự mãn. Mùa lụt chưa qua; giặc còn có thể phá hoại. Chúng ta phải luôn luôn tnh táo, luôn luôn c gng, đđánh thng đch ha và thiên tai.

C.B.

-----------

- Báo Nhân Dân, số 133, từ ngày 1 đến ngày 5-9-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.223.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.