Hôm 30-12-51, tên Bộ trưởng Thuộc địa Pháp nói: “Từ ngày chiến tranh đến hôm nay, 29.313 binh sĩ Pháp đã chết ở Việt Nam”.

Hôm 12-5-1952, tên tướng giặc Xalăng nói: “Trong 6 năm chiến tranh, hơn 100.000 binh sĩ Pháp đã chết ở Việt Nam”.

Con số Xalăng đưa ra là một cái tát vào mồm tên bộ trưởng thuộc địa. Thật ra, Xalăng cũng còn giấu bớt một nửa. Nhưng hắn không dám bưng bít quá như tên bộ trưởng, vì hàng ngày hắn phải chạm trán với một sự thật là số binh sĩ Pháp chết ở Việt Nam tăng lên rõ rệt.

Đều là binh sĩ Pháp chết ở Việt Nam, nhưng con lão Tát thì có máy bay chở xác về Pháp và ma chay linh đình, còn con bình dân Pháp thì...

Vừa rồi, thực dân mang một số quan tài về Pháp, nói là để trả xác binh sĩ chết ở Việt Nam cho gia đình họ. Một bà mẹ ở xứ Arát (Arras) nhất định đòi mở nắp quan tài để nhìn mặt con. Khi mở ra, thì trời ôi! Không phải xác con bà, mà là xác một ngụy binh người Việt!

Lũ thực dân đã bắt thanh niên Pháp đi chết, rồi lại đang tâm lừa bịp những người sống. Chúng đã bắt những ngụy binh sống làm bia đỡ đạn, chết thay cho chúng, rồi khi ngụy binh chết, chúng lại bắt họ thay thế cho ma binh sĩ Pháp!

Việc này đã làm cho dư luận Pháp rất xôn xao, và gia đình các binh sĩ Pháp rất căm tức.

Lũ thực dân thật là ác nghiệt,

Lừa bịp dân, đến chết cũng chưa tha.

Ngụy binh vì lầm theo giặc, chống nước ta,

Sống làm bia đỡ đạn, chết làm ma nước ngoài!

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 60, ngày 5-6-1952, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.