Đồng chí Côrônencô là chiến sĩ Quân đội Xôviết, đánh giặc từ Mạc Tư Khoa sang đến địa phận Đức. Một hôm, bị thương nặng, tưởng chết. Đồng chí Cô nghĩ: “Mình chết, song thẻ đảng viên và tài liệu quyết không để lọt vào tay giặc”. Đồng chí Cô bèn cố sức dùng tay đào một cái hố và chôn xong thẻ đảng viên và tài liệu, thì ngã gục xuống.

Hôm sau, tỉnh lại, đồng chí Cô thấy mình nằm trên một chiếc xe chở thương binh. Thầy thuốc đưa đồng chí Cô về nhà thương. Đồng chí Cô xin phép đi tìm thẻ đảng viên, và nói: “Dù chết hay sống, tôi cũng không thể rời thẻ đảng viên của tôi”. Vì Cô bị thương khá nặng, thầy thuốc không dám cho đi. Đồng chí Cô bèn trốn đi. Lúc đó, quân Đức đã lui khá xa, song vẫn bắn dữ dội vào nơi ấy. Đồng chí tìm được thẻ đảng viên và tài liệu rồi, lại nghĩ rằng: “Nếu trở về nhà thương, ít ra cũng phải vài tháng mới được trở ra mặt trận, trong lúc đó, anh em có lẽ đánh đổ Béclin rồi”. Nghĩ vậy, đồng chí Cô liền viết thư xin lỗi thầy thuốc, rồi đi tìm bộ đội mình.

Khi gặp bộ đội, mọi người hoan hô nhiệt liệt, vì ai cũng tưởng Cô đã chết. Thấy vết thương khá nặng, đội trưởng định cho đưa Cô về hậu phương để chữa. Đồng chí Cô nằn nì: “Tôi không nỡ xa lìa bộ đội cũng như tôi không nỡ xa lìa thẻ đảng viên của tôi”. Nhờ sự săn sóc của anh em toàn đội, vết thương của Cô chóng khỏi, và đã lập chiến công trong trận đánh hạ Béclin.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 56, ngày 1-5-1952, tr.3.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.