Dưới chế độ tư bản và phong kiến, thể thao và thể dục cũng là một thứ tiêu khiển dành riêng cho những kẻ “phong lưu”. Dưới chế độ dân chủ, thể thao và thể dục phải thành hoạt động chung của quần chúng, nhằm mục đích làm tăng sức khỏe của nhân dân. Nhân dân có sức khỏe, thì mọi công việc đều làm được tốt. Đồng thời, mọi người công dân đều biết bơi, biết chạy, biết bắn súng, biết cưỡi ngựa… thì sẽ rất có ích cho việc củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Ở Liên Xô, hầu hết tất cả mọi người, bất kỳ gái, trai, già, trẻ, đều tham gia thể thao, thể dục. Và trong các cuộc thi về thể thao, thể dục trên thế giới, trong 28 giải nhất, người Liên Xô đã giành được 17, như vừa rồi:

Anh Vôrôbiép đã giành giải nhất nâng quả tạ nặng 145 kilô.

Anh Vêđiacốp đi bộ 30 cây số chỉ mất 2 giờ 20 phút 40 giây.

Anh Kút chạy 5 cây số trong 13 phút 46 giây.

Phụ nữ đấu gươm, Liên Xô cũng được giải nhất.

Xưa nay, người Anh đá bóng giải nhất thế giới. Nhưng trong một cuộc đá bóng vừa rồi, người Liên Xô đã thắng người Anh. Thể thao, thể dục cũng như mọi việc khác, chế độ xã hội chủ nghĩa vẫn hơn chế độ tư bản và phong kiến.

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 603, ngày 27-10-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.