Thi đua ái quốc nhằm ba mục đích chính: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Tức là làm cho nhân dân no, ấm, biết chữ, làm cho Tổ quốc độc lập, tự do.

Muốn đạt mục đích ấy, người người phải thi đua, ngành ngành phải thi đua. Ai làm việc gì, nghề gì cũng thi đua làm cho nhanh, cho tốt, cho nhiều. Chiến sĩ thì thi đua diệt giặc lập công, đồng bào thì thi đua tăng gia sản xuất.

Sau một thời kỳ tìm tòi và chuẩn bị, và mặc dầu gặp nhiều khó khăn, thi đua ái quốc của ta đã có kết quả đầu tiên. Kết quả tuy còn nhỏ, nhưng nó như con én báo hiệu mùa Xuân. Nó là cái đà cho kết quả to lớn sau này.

Về b đi, thi đua đã đem lại những trận thắng lợi ở Biên giới, ở Trung du, ở Bình Trị Thiên, ở Liên khu III, v.v..

Về nông nghip, thi đua đã làm cho đồng bào ta tránh khỏi nạn đói. Ta đã có những chiến sĩ nông nghiệp kiểu mẫu.

Về công nghip, thì trong đợt thi đua để chúc thọ Hồ Chủ tịch, mừng Mặt trận Liên - Việt và Đảng Lao động Việt Nam (đợt đầu của phong trào thi đua sản xuất, lập công, đề cao chiến sĩ), anh chị em công nhân đã đạt được nhiều thành tích. Những thành tích đó, xem qua có vẻ khô khan, nhưng xem kỹ thì rất thú vị. Như một cái vườn mênh mông, tươi tốt, mới có một vài nụ hoa chớm nở, song chắc rồi đây vườn sẽ khai hoa kết quả đầy cả góc trời.

Trong 19 xí nghiệp, năng suất chung đã tăng từ 11,35% đến 80%. Riêng từng ban, thì có ban tăng đến 260%. Tính từng người, thì có người tăng đến 290%.

Theo lời anh chị em công nhân, sở dĩ được như vậy là:

- Nhờ có kế hoạch thiết thực và có kiểm điểm hằng ngày, phê bình và bổ khuyết kịp thời.

- Vì cố gắng, biết xếp đặt công việc ngăn nắp, chịu khó tìm tòi, có sáng kiến.

Những điều đó, cố gắng làm thì được, chứ đâu phải như chuyện "đội đá vá trời". Dưới đây, xin kể vài thí dụ:

Anh Nguyễn Khắc Chỉnh, biết xếp lại nồi hơi, công việc đã dễ dàng hơn, mỗi ngày lại tiết kim được 200 cân than.

Anh Hồ Bá Cương, dùng cào sắt thay cào gỗ, mỗi ngày tiết kiệm được 15 cân vôi.

Anh Đỗ Văn Trị, thợ rèn, biết cách sắp đặt, công vic c ban khi trước phi làm 32 gi, nay ch cn 12 gi.

Chị Hạnh, thợ giấy, biết hợp lý hóa việc xeo giấy, trước kia 5 đng tác, nay ch cn 3, trước kia một ngày được 700 tờ, nay được 1.594 tờ.

Xưởng dệt Độc Lập, ban mắc, trước kia mt ngày được 216 thước, nay được 318 thước.

Ban cắt xưởng quân nhu, nhờ tính toán kỹ lưỡng, dôi được bn phn trăm vi cho b đi.

Nói tóm lại: Vì sự cố gắng của các nam nữ chiến sĩ lao động, mà tiết kim được vt liu, tiết kim được thi gi, đ được khó nhc, đng thi sn xut được nhiu lương thc, nhiu súng ng, nhiu vi, nhiu giy cho bộ đội và nhân dân. Đó chẳng phải là hiện tại và tương lai tốt đẹp ư?

Nếu mọi người đều cố gắng thi đua, thì công việc tiêu diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm sẽ mau đến ngày hoàn toàn thắng lợi.

Trong phong trào thi đua này, anh em công chc, giáo viên, hc sinh các nơi như Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, v.v., đều hăng hái tham gia việc sửa đường, đào kênh và đã có thành tích khá. Thế là trí thc lao đng hóa. Đó là một điều đáng khen ngợi và nên khuyến khích cho phát triển thêm.

Trong thành công, ta vẫn thấy còn khuyết đim. Những khuyết điểm chính là:

Hướng dẫn thiếu thống nhất.

Chương trình còn nhiều nơi chưa sát.

Kế hoạch thiếu chu đáo, tỉ mỉ.

Biết làm nhanh, nhưng chưa biết làm tốt.

Thi đua nơi thì thiếu bền bỉ, nơi thì làm quá sức, nơi thì chưa tự động.

Đó là vì tư tưởng thi đua chưa thấm nhuần, thấu suốt mọi người, vì cán bộ giải thích kém.

Chúng ta phải sửa chữa ngay những khuyết điểm ấy, để đẩy phong trào thi đua lên cao hơn nữa, rộng khắp hơn nữa, và đạt những kết quả to lớn và tốt đẹp hơn nữa.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 15, ngày 5-7-1951, tr.1.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.108-110.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.