Hàng mấy vạn đồng bào “di cư” bị Mỹ-Diệm bắt ép đi vỡ đất hoang ở những nơi rừng thiêng nước độc, như Cái Sắn và những nơi khác, mà chúng gọi là “định cư”. Chúng còn tuyên truyền đó là “thiên đường tương lai”.

Nhưng các báo miền Nam - dù bị kiểm duyệt gắt gao - cũng phải nhận rằng ở Cái Sắn:

Muỗi bay như sáo diều,

Đỉa lội như bánh canh.

Đất sình, cày rất khổ,

Cỏ rác mọc quá nhanh.

Gạo, nước đều thiếu thốn.

Bệnh tật rất hoành hành…

Chính Tổng Diệm cũng phải thú nhận rằng “cuộc định cư” đã thất bại. Tờ báo Sài Gòn Đường sống (2-9) đăng tin như sau:

Hôm 29-8-1956, Diệm đã họp một cuộc đại hội “cấp tốc và không được sửa soạn lâu”. Đến dự đại hội, có hơn 200 vị linh mục và tăng già “lãnh đạo tinh thần các trại định cư”.

Trước đại hội, Diệm tuyên bố rằng: “Có vài sự thay đổi làm cho công cuộc định cư phải gián đoạn… Đời sống vật chất chưa được như sự mong muốn của mọi người… Nay cần nhân đức thiêng của tinh thần…”

Rồi Diệm kết luận một cách hậm hực: “Có những vụ kiện tụng giữa con chiên và chủ chiên… Sự nghi kỵ giữa giáo hữu và chính quyền… Yêu cầu các vị lãnh đạo tinh thần hãy kiểm soát lại những lệch lạc của mình… vì không phải mọi người đều hoàn hảo cả”.

Tình trạng cực khổ của những đồng bào di cư ở Cái Sắn và những nơi khác đã bộc lột ra trong câu hát ru con:

Ru con mà mẹ khóc than,

Mắc lừa Mỹ-Diệm, gian nan thế này.

Trông về miền Bắc nước mây,

Ruộng vườn còn đó, còn đây cửa nhà.

Ta về miền Bắc của ta,

Đó là hạnh phúc, đó là tương lai.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 933, ngày 24-9-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.