Đia Xơ,[1]

Vừa rồi, trả lời thư của học sinh nước Sili [2] phê bình đế quốc Mỹ, Ngài nói: Mỹ là nước dân chủ tự do và không hề can thiệp vào nội trị nước khác, v.v..

Ngay hôm sau, báo chí Sili đã trả lời thư trả lời của Ngài. Họ viết: "Bức thư của Tổng thống đầy những lời vu khống trơ trẽn và hò hét chống cộng, nhằm che đậy chính sách gây chiến và hành động ăn cướp...".

Hồi tháng Hai, khi đi thăm bốn nước Nam Mỹ, chính Ngài đã thấy rõ lòng căm ghét đế quốc Hoa Kỳ trong những cuộc "hoan nghênh" nó đã làm cho Ngài phải ứa nước mắt. Một lãnh tụ Mỹ là ông Stêvenxơn cũng nhận rằng: "Tinh thần chống Hoa Kỳ ở các nước Nam Mỹ cực kỳ nghiêm trọng... Ai công khai tỏ ý thân Hoa Kỳ đều bị người trong nước đối với họ cũng như trước đây người Pháp đối với những tên tay sai của Hítle" (Báo Mỹ, ngày 11-2-1960).

Nếu Ngài tiếp tục hò chống cộng thì kết quả sẽ cũng như Hítle. Bạn của Ngài là ông Hariman cũng phải nhận rằng: "Trong cuộc đấu tranh tư tưởng của người ta, rõ ràng ưu thế đã về chủ nghĩa xã hội, chứ không ngả về chủ nghĩa tư bản..." (Báo Mỹ, ngày 11-2-1960).

Ngài nói Mỹ là dân chủ.

Phải chăng Ngài đã quên đồng bào của Ngài, những người Mỹ da đen đang bị đối xử tàn tệ thế nào? Ngoài những điều tàn tệ khác, phần lớn người Mỹ da đen không có quyền công dân. Như ở miền Nam Hoa Kỳ có hơn năm triệu cử tri Mỹ da đen thì bốn triệu người không được bỏ phiếu. Trước ngày tuyển cử, người Mỹ da đen thường nhận được thư đe dọa: "Cảnh cáo lần cuối cùng: Nếu mày không muốn sống nữa, thì mày đi bỏ phiếu, rồi mày chết". Chỉ vì cổ động con chiên Mỹ da đen tham gia bầu cử, mà linh mục da đen G. Li đã bị giết chết.

Ở miền Nam Hoa Kỳ, người ta dùng nhiều thủ đoạn để ngăn chặn người Mỹ da đen tham gia bầu cử. Như: phải nộp thuế cử tri, phải thi đọc và viết, nếu người nông dân da đen đi bỏ phiếu thì người ta tẩy chay khoai lúa của y, nếu là người công nhân da đen thì sẽ mất chỗ làm, v.v..

Vừa rồi trong cuộc thảo luận quyền bầu cử của người Mỹ da đen, hai chục thượng nghị viên đã thay phiên nhau nói luôn trong hơn một trăm hai mươi lăm tiếng đồng hồ và họ đang tiếp tục nói nữa. Họ nói dai như vậy cốt để ngăn trở đạo luật cho người Mỹ da đen quyền bầu cử. Phải chăng đó là dân chủ tự do?

Ngài nói Mỹ không can thiệp đến các nước khác.

Mỗi năm Mỹ chi tiêu hàng trăm triệu đôla để thả bọn đặc vụ vào các nước ngoài, giúp hơn hai nghìn triệu đôla vũ trang cho các nước thân Mỹ để chuẩn bị chiến tranh, Mỹ đặt 250 căn cứ quân sự ở các nước. Đó không phải can thiệp là gì?

Riêng ở Việt Nam, năm 1954, khi thực dân Pháp thua to ở Điện Biên Phủ, ai đã mưu dùng bom nguyên tử chống lại cuộc kháng chiến của Việt Nam? - Mỹ! Sau đó, ai đã đứng đầu lập ra khối xâm lược Đông Nam Á? - Mỹ!

Ai đã tổ chức, trang bị, huấn luyện quân đội Diệm và chỉ huy họ dùng tàu bay, xe tăng càn quét và tàn sát nhân dân miền Nam Việt Nam? - Mỹ!

Ai đã xúi giục bọn Diệm đặt ra đạo luật phát xít 10-59 và mang máy chém đi khắp miền Nam? Ai đã dạy cho bọn Diệm bỏ thuốc độc giết hàng nghìn người ở Phú Lợi và chém đầu, chặt tay, moi mắt, mổ bụng hàng trăm người yêu nước, yêu hòa bình? Ai đã xúi bẩy bọn Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, chia cắt đất nước, ngăn trở nhân dân Việt Nam thống nhất Tổ quốc của mình?

Tất cả những tội ác tầy trời đó đều do bọn can thiệp Mỹ hoàn toàn phụ trách.

Ngài có chối cãi nữa không nào?

L.T.

----------------------

- Báo Nhân Dân, số 2225, ngày 21-4-1960, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.554-556.


[1]. Dear Sir (tiếng Anh): Thưa Ngài (TG).

[2]. Sili: Chilê (BT).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.