Sau ngày thủ đô được giải phóng, lần đầu tiên Hồ Chủ tịch gặp các đại biểu Hà Nội, Người nói rằng: “Chúng ta sẽ ra sức làm cho thủ đô chúng ta phong thuần tục mỹ”. Lời nói của Hồ Chủ tịch có ý nghĩa sâu xa. Vì sau những năm bị đô hộ, phong tục xấu xa của thực dân, phong kiến đã truyền nhiễm vào nhân dân ta không ít. Ngày nay tàn tích ấy vẫn sót lại ít nhiều.

Báo “Hòa bình” (19-12-1954) đã nêu lên mấy điểm như:

- Chủ nhà gọi người giúp việc bằng “thằng, con”.

- Một số thanh niên gọi Trung Quốc là Trung cộng, Liên Xô là Nga Xô, cán bộ ta là Việt Minh…

Và những cái “trái tai gai mắt” khác.

Sửa chữa những khuyết điểm ấy không khó gì. Đồng bào ta để ý sửa chữa thì nhất định sửa chữa được. Mà sửa chữa những khuyết điểm ấy cũng là góp phần vào làm cho phong thuần tục mỹ.

Lời nói chẳng mất tiền mua,
Chọn lời mà nói cho vừa lòng nhau.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 302, ngày 28-12-1954, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.