Tháng 7-1937, đồng chí Mao Trạch Đông viết tập Thc tin lun, bàn về lý lun và thc hành, biết và làm.

Sau đây là tóm tắt nội dung tập Thc tin lun, nói theo cách Việt Nam cho dễ hiểu.

Có một số đồng chí không chịu nghiên cứu kinh nghim thực tế của cách mạng Việt Nam. Họ không hiểu rằng: Chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh. Vì vậy, họ chỉ học thuộc ít câu của Mác - Lênin, để loè người ta.

Lại có một số đồng chí khác chỉ bo bo giữ lấy những kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý lun rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng. Vì vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc của cách mạng.

Hai khuynh hướng ấy đều sai lầm. Sai lầm nhất là khuynh hướng giáo điu, vì nó mượn những lời của Mác, Lênin, dễ làm cho người ta lầm lẫn.

Chủ nghĩa Mác chỉ rằng: Hoạt động sản xuất là nền tảng của thc hành, nó quyết định tất cả các hoạt động khác.

Do sự sản xuất vt cht mà người ta hiểu biết dần dần các hin tượng, các tính cht, các quy lut và mi quan h giữa người với giới tự nhiên. Lại do hoạt động sản xuất mà dần dần hiểu rõ mối quan h gia người này vi người khác.

Đời xưa, khi chưa có giai cấp, thì mỗi người lấy tư cách một phần tử trong xã hội mà góp sức với những người khác, gây thành một thứ quan h sn xut để giải quyết vấn đề sinh hoạt của loài người.

Khi xã hội đã có giai cp, thì các giai cấp ấy lại gây thành một thứ quan hệ sản xuất khác để giải quyết vấn đề sinh hoạt của loài người.

Hoạt động sản xuất là nguồn gốc của sự phát triển hiu biết của loài người.

Ngoài hoạt động sản xuất, sự thực hành của người ta còn có: giai cấp đấu tranh, sinh hoạt chính trị, hoạt động khoa học và nghệ thuật, v.v.. Tóm lại, tất cả mọi ngành hoạt động trong xã hội đều do người ca xã hi tham gia. Vì vậy, ngoài sinh hoạt vật chất, người ta còn do sinh hoạt chính trị, văn hóa (dính dáng khăng khít với sinh hoạt vật chất) mà hiểu biết các thứ quan hệ giữa người với người.

Giai cp đu tranh ảnh hưởng rất sâu sắc đến sự hiểu biết của người. Trong xã hội có giai cấp, mỗi người đều sinh hoạt trong một giai cấp nhất định, và các thứ tư tưởng đều có tính chất giai cấp.

Hoạt động sản xuất của xã hội phát triển từng bước, từ thấp đến cao. Vì vậy, sự hiểu biết của người ta (về giới tự nhiên, cũng như về xã hội) cũng phát triển từng bước, từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu, từ một mặt đến toàn diện.

Trước kia, người ta chỉ hiểu một mặt của lch s. Đó là vì giai cấp bóc lột thường hay làm sai lịch sử của xã hội. Lại vì sản xuất hãy còn trong khuôn khổ nhỏ hẹp, nên nó hạn chế tầm con mắt người ta. Chỉ đến khi có công nghiệp to, sản xuất lớn, có giai cấp vô sản, sự hiểu biết lịch sử mới phát triển đến toàn diện, sự hiểu biết xã hội mới thành một khoa hc. Đó là duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác.

Chỉ có thực hành mới là mực thước đúng nhất cho sự hiu biết của người về thế giới. Chỉ do quá trình thực hành (quá trình sản xuất vật chất, giai cấp đấu tranh, khoa học thực nghiệm), người ta mới đạt được kết qu đã dự tính trong tư tưởng, và lúc đó sự hiểu biết mới được chứng thực. Muốn như thế, tư tưởng nhất định phải hp vi quy lut khách quan. Không hợp thì trong lúc thực hành sẽ bị thất bại. Trải qua thất bại, người ta học được kinh nghiệm, để sửa đổi tư tưởng cho hợp quy luật khách quan, rồi đổi thất bại ra thành công. "Đứt tay, hay thuốc" là như vậy.

Duy vt bin chng đã đặt thc hành lên trên hết. Sự hiểu biết không thể rời thực hành. Lênin nói rằng: "Thực hành cao hơn sự hiểu biết (lý luận), vì nó đã có tính chất phổ biến, lại có tính chất thực tế cụ thể".

Duy vật biện chứng của Mác có hai đặc điểm:

Một là tính chất giai cp, nói rõ duy vật biện chứng là để phụng sự giai cấp vô sản.

Hai là tính chất thc hành. Nói rõ thực hành là nền tảng của lý luận và lý luận lại phụng sự thực hành. Chỉ có thực hành mới là tiêu chuẩn của s tht.

Quan điểm thực hành là quan điểm chính của duy vật biện chứng.

Thế nào là thc hành sinh ra hiu biết, hiu biết tr li phng s thc hành?

Trong quá trình thực hành, ban đầu người ta chỉ thấy hin tượng và thấy mối quan hệ bên ngoài của mỗi việc. Thí dụ: Có người đến thăm vùng tự do. Mấy hôm đầu, họ thấy núi sông, đường sá, nhà cửa. Họ gặp các hạng người. Họ xem các tài liệu. Họ dự các cuộc mít tinh. Họ nghe người này nói chuyện này, người khác nói chuyện khác. Họ thấy hin tượng và quan h bên ngoài của vùng tự do. Đó là giai đon cm giác và n tượng ca s hiu biết. Trong giai đoạn thứ nhất ấy, họ chưa có một khái niệm sâu sắc, chưa có một kết lun hợp với lý luận.

Nếu họ cứ tiếp tục thực hành xem xét, ấn tượng và cảm giác của họ lặp đi lặp lại nhiều lần, thì trong quá trình hiểu biết của họ có một sự đt biến, do đó họ có một khái niệm. Khái niệm không phải là hiện tượng lẻ tẻ, là quan hệ bên ngoài nữa. Khái niệm là đã nắm được cái bn cht, cái toàn din, và quan h bên trong của mọi việc.

Cứ như thế mà tiến mãi, dùng cách xem xét và phán đoán, thì sẽ tìm được một kết lun hp vi lý lun. "Đi mãi thì đến, tìm mãi thì gặp" là thế. Đó là giai đoạn thứ hai.

Khi đã có đủ các tài liệu, đã suy xét, họ sẽ phán đoán rằng: Chính sách toàn dân đoàn kết, trường kỳ kháng chiến là đúng. Nếu họ thật thà muốn đoàn kết cứu nước, thì họ sẽ tiến lên một bước nữa mà kết luận rằng: Mặt trận dân tộc thống nhất mạnh mẽ thì trường kỳ kháng chiến nhất định thành công.

Giai đoạn khái nim, phán đoán và lý lun là giai đoạn hiểu biết bằng lý trí. Nó rất quan trọng trong quá trình hiểu biết.

Từ cảm giác tiến đến tư tưởng, đến sự hiểu biết những mâu thuẫn nội bộ của mọi sự vật, hiểu biết quy luật của nó, hiểu biết quan hệ bên trong của quá trình này với quá trình kia, nghĩa là hiểu biết tiến dần thành lý luận, đó là nhiệm vụ của hiểu biết.

Trước kia, chưa ai biết rõ rằng lý luận duy vật biện chứng, lý luận hiểu biết, dựa vào thực hành, từ thấp tiến đến cao. Đến Mác mới giải quyết được vấn đề ấy.

Chủ nghĩa Mác - Lênin nêu rõ hai đc đim của hai giai đoạn trong quá trình hiểu biết. Đặc điểm trong giai đoạn thấp là cm giác. Đặc điểm trong giai đoạn cao là lý lun. Hai giai đoạn ấy tuy khác nhau, nhưng không tách rời nhau. Nó thống nhất trên nền tảng thực hành.

Cái gì ta mới cảm giác, ta vẫn chưa hiểu biết nó một cách sâu sắc: Chỉ khi nào ta hiểu biết nó, ta mới cảm giác nó một cách sâu sắc. Cảm giác chỉ giải quyết vấn đề hiện tượng. Lý luận mới giải quyết vấn đề bản chất. Nếu không thực hành thì không thể nào giải quyết được những vấn đề thiết thực ấy. Muốn hiểu biết việc gì, phải thiết thực tiếp xúc với việc ấy. Trong xã hội phong kiến, không thể nào hiểu biết được quy luật tư bản, vì hồi đó chưa có tư bản. Lý luận Mác chỉ có thể sinh ra trong xã hội tư bản. Mác lại không thể đoán trước một cách đầy đủ quy luật của chủ nghĩa đế quốc, vì hồi đó chủ nghĩa tư bản chưa đến giai đoạn đế quốc. Chỉ có Lênin và Xtalin mới vạch rõ được quy luật của chủ nghĩa đế quốc. Chẳng những vì Lênin và Xtalin có thiên tài, mà trước hết là vì hai ông đã thực hành việc lãnh đạo giai cấp đấu tranh và thực nghiệm khoa học. Nếu không thực hành thì dù tài giỏi mấy cũng không thành công được.

Muốn hiểu biết một việc gì, một vật gì, thì phải tham gia vào cuộc đấu tranh và biến đổi của việc ấy, vật ấy. Có như thế mới thấy được hin tượng của nó, và tiến tới hiểu biết bn cht của nó. Đó là con đường thực tế, ai muốn hiểu biết cũng phải trải qua.

Có người chỉ nghe lỏm, chỉ biết đôi chút mà đã vênh váo, tự cho mình là hiểu biết nhất trong thiên hạ. Thế là dại. Hiểu biết là một vấn đề khoa học, không có gì đáng kiêu ngạo. Trái lại, càng hiểu biết, thì càng phải khiêm tốn.

Muốn biết mùi quả cam, phải bổ quả cam mà nếm. Muốn biết tính chất quả cam thế nào thì phải dùng vật lý học và hóa học mà xét, rồi mới có thể thay đổi tính chất của quả cam. Muốn hiểu biết lý luận và phương pháp cách mạng, phải thực hành tham gia cách mạng.

Tất cả mọi hiểu biết, đều do kinh nghim trc tiếp hoặc kinh nghim gián tiếp mà có. Kinh nghiệm gián tiếp là kinh nghiệm người xưa để lại và kinh nghiệm các nước ngoài. Nếu những hiểu biết, những kinh nghiệm ấy hợp với điều kiện khách quan thì nó đúng và có thể tin. Nếu không, thì không thể tin. Vì vậy, sự hiểu biết của mỗi người có hai bộ phận: kinh nghiệm trực tiếp và kinh nghiệm gián tiếp. Và kinh nghiệm gián tiếp của ta tức là kinh nghiệm trực tiếp của người. Cho nên, nói chung, sự hiểu biết nào cũng không thể tách rời kinh nghiệm trực tiếp. "Không vào hang, không bắt được cọp". Câu tục ngữ ấy là một sự thật cho thực hành, cũng là một sự thật cho hiểu biết. Không thc hành thì nht đnh không th hiu biết.

Do thực hành mà hiểu biết, là hiểu biết theo duy vật biện chứng. Thí dụ:

Ở giai đoạn đầu tiên, giai đoạn vô sản tự động đấu tranh, phá hoại máy móc, thì vô sản mới hiểu biết chủ nghĩa tư bản bằng cm giác, họ mới thấy một phía của hiện tượng, và mối quan h bên ngoài của chủ nghĩa tư bản. Lúc đó vô sản chỉ là "giai cấp tự nhiên"[1]).

Đến giai đoạn thứ hai, vô sản đấu tranh về kinh tế, chính trị một cách có ý thức, có tổ chức, nhờ có kinh nghiệm thực hành; khi Mác và Ăngghen đã dùng phương pháp khoa học tổng kết những kinh nghiệm ấy lại mà đúc thành lý luận Mác, thì vô sản mới hiểu biết bn cht của chủ nghĩa tư bản, hiểu biết quan hệ giai cấp bóc lột, hiểu biết nhiệm vụ của mình. Lúc đó, vô sản trở nên "giai cấp vì mình"[2]).

Cách thức nhân dân Việt Nam hiểu biết thực dân Pháp cũng như thế. Giai đoạn đầu chỉ hiểu biết bằng cm giác. Nó biểu hiện ra ở các cuộc khởi nghĩa của những nhóm Cần Vương, và những nhóm tiểu tư sản cách mạng. Giai đoạn thứ hai mới là hiểu biết theo lý trí. Ta thấy rõ những mâu thuẫn bên trong và bên ngoài của đế quốc Pháp, ta thấy rõ chúng dùng bọn phong kiến phản động Việt Nam để áp bức nhân dân ta. Giai đoạn ấy bắt đầu từ năm 1925 - 1930 (Thời kỳ Thanh niên cách mạng đồng chí Hội bắt đầu tuyên truyền và tổ chức nhân dân).

Về chiến tranh cũng thế. Một người chỉ huy chưa có kinh nghiệm quân sự, chưa hiểu quy luật chiến tranh, lúc đầu ắt bị thất bại nhiều trận. Nhờ những kinh nghiệm (kinh nghiệm thắng trận, nhất là kinh nghiệm thua trận), người chỉ huy hiểu rõ quy luật của chiến tranh, nắm vững chiến lược và chiến thuật. Lúc đó thì họ sẽ lãnh đạo một cách chắc chắn.

Có đôi đồng chí sợ phụ trách công việc. Họ nói: "Tôi nắm không vững". Tại sao nắm không vững? Vì họ chưa hề thực hành những công việc ấy, họ chưa hiểu quy luật bên trong và hoàn cảnh bên ngoài của những việc ấy.

Khi đã phân tách rõ ràng tình hình và hoàn cảnh của công việc ấy cho họ hiểu thì họ dần dần nắm vững và dám làm. Trải qua một thời kỳ học tập kinh nghiệm nếu họ là những người thật thà cầu tiến, thì họ sẽ tiến bộ mau.

Những người mc bnh ch quan, không xem xét hoàn cảnh thực tế, không xem xét toàn thể công việc, không nghiên cứu bản chất của công việc, không xét rõ quan hệ của việc này với việc khác, mà chỉ biết dùng mnh lnh, thì nhất định sẽ thất bại.

Có hai điểm rất quan trọng cần nhắc lại một lần nữa:

Một là sự hiểu biết bằng lý trí phải dựa vào sự hiểu biết bằng cảm giác. Nếu không có cảm giác, thì lý trí như một dòng nước không có nguồn, một chòm cây không có rễ; mà như thế là chủ quan. Kinh nghim cm giác là bước đu tiên trong quá trình hiểu biết. Chỉ do thực hành, người ta mới hiểu biết; chỉ do tiếp xúc với sự vật khách quan, người ta mới có kinh nghiệm, cảm giác. Nếu nhắm mắt, bịt tai, không nghe, không thấy sự vật khách quan bên ngoài thì làm gì có hiểu biết. Kinh nghiệm là bước đầu tiên của hiểu biết. Đó là hiu biết theo ch nghĩa duy vt.

Hai là hiểu biết phải tiến hóa sâu sắc, từ giai đoạn cảm giác đến giai đoạn lý trí. Đó là hiu biết theo phương pháp bin chng.

Chỉ cảm giác thôi không đủ. Muốn hiểu biết toàn bộ một sự vật, hiểu biết bản chất và quy luật nội bộ của nó, thì phải suy xét kỹ lưỡng, gom góp những cảm giác phong phú lại, rồi chọn lọc cái nào thật, cái nào giả, cái nào đúng, cái nào sai, từ ngoài đến trong, để tạo thành một h thng khái nim lý lun. Đó là hiểu biết do thc hành mà có và được cải tạo trong thực hành. Hiểu biết ấy sâu sắc hơn, đúng hơn, phản ảnh sự vật một cách hoàn toàn hơn.

Những người chỉ trọng kinh nghiệm mà khinh lý luận thì không hiểu rõ toàn bộ quá trình khách quan, thiếu phương châm vững chắc, chỉ biết một mà không biết mười. Nếu những người ấy lãnh đạo cách mạng thì sẽ thất bại.

Đối với một công tác cũng như đối với một xã hội hay một cuộc cách mạng, sự hiểu biết đều phải do cảm giác tiến đến lý trí (lý luận).

Nhưng hiểu biết như thế ch mi là hiu biết mt na. Vì theo chủ nghĩa Mác thì chẳng những cần hiểu biết quy luật thế giới để giải thích thế giới, mà còn phải dùng sự hiểu biết ấy để ci to thế gii.

Lý luận rất quan trọng. Lênin nói: "Không có lý luận cách mạng thì không thể có vận động cách mạng". Lý luận sở dĩ quan trọng là vì nó dạy ta hành đng. Nếu đưa một lý luận rất đúng ra nói, rồi xếp nó lại một xó, không đưa ra thực hành, thì lý luận ấy thành lý luận suông.

Hiểu biết do thực hành mà ra. Hiểu biết lại trải qua thực hành mà thành lý luận. Lý luận ấy lại phải dùng vào thực hành. Sự tiến tới của hiểu biết chẳng những ở chỗ từ cảm giác tiến đến lý luận, mà cốt nhất là t lý lun tiến đến thc hành cách mng. Đã nắm được quy luật thế giới, thì phải dùng nó vào thực hành ci to thế gii, thc hành tăng gia sn xut, thc hành giai cp đu tranh, dân tc đu tranh. Đó là quá trình liên tiếp của hiểu biết.

Muốn biết lý luận đúng hay không, thì phải dùng nó vào thực hành, xem nó có đạt được mục đích đã định hay không. Chủ nghĩa Mác - Lênin đúng là vì nó được chứng minh là đúng trong thực hành cách mạng giai cấp và cách mạng dân tộc. Duy vật biện chứng là đúng, vì sự thực hành nào cũng không thể thoát ra khỏi phạm vi của nó.

Nếu có lý luận không đầy đủ hoặc sai lầm thì cần phải trải qua thực hành mà sửa chữa, làm cho nó đầy đủ hơn, đúng hơn. Cho nên, có thể nói "thực hành là kích thước của sự thật, là nền tảng của hiểu biết".

Đồng chí Xtalin nói: "Lý luận tách rời thực hành là lý luận suông. Thực hành tách rời lý luận là thực hành mù quáng".

Từ cảm giác tiến đến lý luận, từ lý luận tiến đến hành động có kết quả, quá trình hiểu biết đến đó có thể gọi là hoàn thành. Song, vì quá trình hiểu biết cứ tiến mãi, nên nói chung vẫn là chưa hoàn thành.

Bất kỳ trong giới tự nhiên hay trong xã hội, mâu thuẫn và đấu tranh nội bộ cứ tiến mãi, phát triển mãi. Sự hiểu biết cũng phải tiến tới mãi, phát triển mãi.

Cho nên người lãnh đạo cách mạng phải khéo sửa đổi khi có những sai lầm trong tư tưởng, lý luận, kế hoạch và nghị quyết của mình. Đồng thời, khi giai đoạn này phát triển lên giai đoạn khác, thì sự hiểu biết của người lãnh đạo và chiến sĩ cách mạng cũng phải tiến theo. Nghĩa là phải đề ra nhiệm vụ mới và phương pháp mới hợp với tình hình mới của cách mạng.

Trong thời kỳ cách mạng, tình hình biến đổi rất mau. Nếu sự hiểu biết không theo kịp thì khó mà đưa cách mạng đến thắng lợi.

Thường có khi tư tưởng không theo kịp thực tế. Đó là vì sự hiểu biết của người ta bị điều kiện xã hội hạn chế.

Phải phản đối những người khuynh hu. Tư tưởng của họ không theo kịp sự biến đổi của tình hình khách quan. Tình hình đã tiến lên, mà sự hiểu biết của họ cứ ở chỗ cũ, vì tư tưởng của họ xa rời thực hành. Họ cũng như những người không đi trước xe để hướng dẫn, lại chạy sau xe và trách xe chạy mau quá. Họ muốn gò xe lại, làm cho xe thụt lùi.

Lại cần phản đối những người khuynh t. Họ chỉ biết nói cho sướng miệng. Tư tưởng của họ nhảy qua những giai đoạn phát triển nhất định. Họ cho ảo tưởng là sự thật. Họ xa rời sự thực hành của đại đa số nhân dân. Họ không thiết thực. Họ hành động một cách liều mạng.

Những bệnh duy tâm, máy móc, mạo hiểm, chủ quan, v.v., đều vì tách rời điều kiện khách quan với chủ quan, tách rời lý luận với thực hành mà có. Chủ nghĩa Mác - Lênin kiên quyết chống những sai lầm ấy.

Chủ nghĩa Mác - Lênin nhận rằng: Trong cả tng quá trình phát triển tuyt đi của toàn thể vũ trụ thì những quá trình phát triển cụ thể chỉ là tương đi. Do đó, những sự hiểu biết của người ta trong từng giai đoạn nhất định chỉ là những s tht tương đi trong cái s tht tuyt đi to lớn. Vô số sự thật tương đối họp lại thành sự thật tuyệt đối.

Sự phát triển của quá trình khách quan chứa đầy mâu thuẫn và đấu tranh. Sự phát triển của hiểu biết cũng đầy mâu thuẫn và đấu tranh. Công việc xã hội phát sinh, phát triển và tiêu diệt là vô cùng. Sự hiểu biết phát sinh, phát triển cũng là vô cùng. Cứ tiến lên mãi, thì sự hiểu biết cũng sâu sắc thêm mãi. Sự biến đổi trong thế giới không bao giờ hết, cho nên sự hiểu biết trong thực hành cũng không bao giờ hết, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn mở rộng đường hiểu biết sự thật trong thực hành, chứ không hạn chế nó.

Chủ quan và khách quan, lý luận và thực hành, biết và làm, là thống nhất.

Chúng ta chống sai lầm t khuynh và hu khuynh, vì nó trái với điều kiện lịch sử.

Giai cấp vô sản và Đảng của vô sản phải gánh cái trách nhiệm hiu biết thế gii và ci to thế gii.

Ở Việt Nam cũng như trong thế giới, sự thực hành cải tạo thế giới đã đi đến một thời kỳ mới mẻ và lớn lao, tức là biến đổi Việt Nam và thế giới đen tối thành Việt Nam và thế giới quang vinh.

Trong cuộc đấu tranh để cải tạo Việt Nam và thế giới, giai cấp vô sản và nhân dân cách mạng phải cải tạo thế giới khách quan[3]), đồng thời phải cải tạo thế giới chủ quan2) của mình, cải tạo tư tưởng, tình hình và sự hiểu biết của mình. Cải tạo mối quan hệ giữa thế giới chủ quan và thế giới khách quan.

Một phần sáu địa cầu đã thực hành cải tạo như thế. Đó là Liên Xô. Liên Xô đang đẩy mạnh quá trình cải tạo ấy. Nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới cũng đang đi vào con đường cải tạo ấy, hoặc ít hoặc nhiều.

Trong thế giới khách quan đang được cải tạo, có cả những người chống lại việc cải tạo ấy. Họ phải trải qua giai đoạn bị bắt buộc, sau họ mới tiến đến giai đoạn tự giác. Đến lúc mọi người đều tự giác cải tạo mình và cải tạo thế giới, thì thế giới sẽ là thế giới cộng sản.

Do thực hành mà tìm ra sự thật. Lại do thực hành mà chứng thực sự thật và phát triển sự thật. Từ hiểu biết bằng cảm giác tiến lên hiểu biết bằng lý trí. Lại từ hiểu biết bằng lý trí tiến lên thực hành lãnh đạo cách mạng, cải tạo thế giới.

Thực hành, hiểu biết. Lại thực hành, lại hiểu biết nữa. Cứ đi vòng như thế mãi, không bao giờ ngừng. Và nội dung của thực hành và hiểu biết lần sau cao hơn lần trước. Đó là nội dung vấn đề hiểu biết trong duy vật biện chứng. Đó là quan điểm biết và làm thng nht của duy vật biện chứng.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 17, ngày 19-7-1951, tr.3, 4.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.120-130.


[1] “Giai cấp tự nhiên” là giai cấp chưa có tổ chức, chưa hiểu rõ quyền lợi, nhiệm vụ của mình, chưa có kinh nghiệm, v.v.. (TG).

[2] “Giai cấp vì mình” là giai cấp đã hiểu rõ quyền lợi và nhiệm vụ của mình, đã có tổ chức, có lãnh đạo, có lý luận soi đường (TG).

[3] 2) Thế giới khách quan là như bọn thực dân, đế quốc, bù nhìn, v.v.. Thế giới chủ quan là như lực lượng của mình: bộ đội, chính phủ, nhân dân, cán bộ, sự ủng hộ của các nước dân chủ, v.v.. Nói tóm lại: Cái gì không phải ở mình là khách quan, cái gì ở mình là chủ quan (TG).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.