- Tích cực là bất kỳ làm việc gì cũng vui vẻ hăng hái, có tinh thần phụ trách, vượt mọi khó khăn, quyết làm tròn nhiệm vụ. Đối với mọi việc đều điều tra cẩn thận, nghiên cứu rõ ràng, dựa theo hoàn cảnh thiết thực, có kế hoạch, có từng bước, tỉnh táo, bền bỉ, không chủ quan.

Thế là tích cực. Mà như thế thì mọi việc đều thành công.

- Nóng nảy là việc gì cũng chủ quan, không điều tra nghiên cứu kỹ lưỡng, vội vàng, muốn làm cho mau, làm ẩu. Thiếu kiên nhẫn, thiếu tinh thần chịu khó.

Như người nông dân nọ: muốn lúa mau cao mau tốt bèn nắm lúa nhổ lên!

Làm việc mà nóng nảy, thì nhất định thất bại. Nóng nảy là một thứ bệnh “tiểu tư sản”.

Tích cực là “gắn liền khí khái cách mạng với tinh thần thực tế”.

Chúng ta phải tránh tính nóng nảy, phải nâng cao tinh thần tích cực.

Tích cực, thì sẽ thành công,
Nóng nảy, kết quả sẽ không ra gì.

C.B.
----------
- Báo Nhân Dân, số 150, từ ngày 26 đến ngày 30-11-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.342.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.