Để tự vệ, nước Ai Cập hỏi mua vũ khí Mỹ, Mỹ bắt bí định giá đắt và đòi trả tiền ngay.

Ai Cập hỏi mua vũ khí của Tiệp Khắc. Tiệp định giá rẻ hơn Mỹ từ 5 đến 10 lần, điều kiện trả tiền lại dễ dàng.

Lẽ tự nhiên, Ai Cập mua của Tiệp mà không mua của Mỹ. Thấy vậy, Mỹ nóng mũi, đe dọa, la ó: Nào là Tiệp làm tình hình Cận Đông căng thẳng. Nào là Ai có xu hướng “xích hóa”,... Để trả lời Mỹ, nhân dân Ai Cập tự động quyên tiền giúp Chính phủ mua vũ khí Tiệp. Mỹ vội vã phái 4 đại biểu Quốc hội đi thuyết phục Chính phủ Ai. Thủ tướng Ai bảo họ: “Ai Cập hoàn toàn có quyền tự do, muốn mua vũ khí ở đâu thì mua, không ai được can thiệp”.

Bị vố ấy, 4 ông nghị Mỹ cụt hứng ra về. Khi đến cửa Phủ Thủ tướng, thấy một người Ai Cập chìa tay ra, các ông nghị Mỹ móc túi lấy tiền cho. Nhận được tiền, người ấy nói bằng tiếng Anh: “Cảm ơn các ông. Tôi xin đưa ngay số tiền này quyên vào quỹ mua vũ khí Tiệp”. Thế là các ông nghị Mỹ bị một vố thứ hai!

Nghe tin này, Chính phủ Mỹ hỏa tốc gọi 4 ông nghị về nước để đì cho các ông một mẻ nên thân. Trong lúc các ông nghị Mỹ đang hồi hộp chờ đón vố thứ ba ấy, thì nhân dân cả nước Ai Cập ôm bụng mà cười.

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 622, ngày 15-11-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.