Đêm ngày 27-5-1958, lúc hải quân Mỹ phóng tên lửa "Tiên phong" mang một vệ tinh quả bưởi nặng mười cân, hãng thông tấn Mỹ UPI vội vã tán dương:

"Tên lửa "Tiên phong" đã chọc thẳng bầu không gian vũ trụ để đưa "mặt trăng thứ tư" của Mỹ vào quỹ đạo. Tên lửa dài 21 thước, nhảy khỏi bệ phóng, trong vài giây nhả ra luồng ánh sáng chói lòa rồi bay lên trời. Ngọn lửa của đuôi tên lửa còn sáng rõ trong vài phút trước khi mất hút giữa các vì sao. Tầng thứ hai của tên lửa đã hoạt động bình thường,...".

Văn chương thật! Ai mà không tưởng rằng Mỹ đã phóng được vệ tinh nhân tạo thứ tư rồi!

Nhưng đến sáng ngày 28-5-1958, cũng hãng U.P.I. ấy lại đổi giọng.

"Vệ tinh phóng đêm hôm trước đã thất bại. Tuy vậy... những tài liệu thu được rất nhiều cũng sẽ cung cấp cho ta những kết luận khoa học có giá trị". (!)

Điều mà ai cũng thấy, chỉ riêng hãng thông tấn Mỹ "vô tình" không thấy là vệ tinh thứ ba của Liên Xô nặng 1.327 cân đang bay chung quanh quả đất với những máy móc hoạt động rất tốt, chắc chắn là sẽ cho ta những tài liệu khoa học phong phú và có giá trị hơn một vệ tinh đã rơi xuống đất rất nhiều.

"Tiên phong" lại tụt hậu! Đế quốc Mỹ lại xúi quẩy thêm lần nữa.

K.C.
------------------------------
Báo Nhân Dân, số 1539, ngày 30-5-1958, tr.4.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.