Trả lời bạn đọc:

- Người đánh máy chữ giỏi nhất ở Pháp là bà Vi-ô-xăng-giơ 28 tuổi. Tại một cuộc thi có 1.100 người dự, trong 30 phút đồng hồ, bà Vi-ô-xăng-giơ đã đánh máy được 8 trang, gồm có 2.000 chữ, không một chữ nào sai nhầm.

- Trong mấy ngày lễ Phục sinh, ở Pháp đã xảy ra nhiều tai nạn xe hơi: 73 người chết và 160 người bị thương.

- Có nhiều người Pháp vẫn mê tín. Chỉ nói về "số tử vi", một tờ báo Pháp cho biết: ở Pháp có hơn 34.000 người chuyên làm nghề "thầy số" mà sống. Có một "đại học" về khoa "số tử vi" xuất bản sách dạy lấy số, bán mỗi quyển 85.000 đồng phrăng. Ở Pa-ri, có 6.000 người thầy số, mỗi ngày có độ 10.000 người khách, trung bình giá một lá số là 1.000 phrăng. Tuy nghề làm thầy số tử vi cũng vào hạng mê tín mà pháp luật đã cấm.

- Hôm 5-4-1956, cách thủ đô An-giê-ri 12 cây số, một xe cam-nhông quân sự Pháp chở 132 tiểu liên, 140 súng lục và rất nhiều lựu đạn - đã do một hạ sĩ quan Pháp lái vào rừng Bãi Nem làm quà cho Quân giải phóng An-giê-ri.

- Trong cuộc chiến tranh ở An-giê-ri, Pháp phải tốn 250 nghìn triệu phrăng, tức là non 1 phần 4 tổng ngân sách quốc phòng của Pháp (925 nghìn triệu) và phải dùng gần nửa triệu binh sĩ, chống lại 15.000 chiến sĩ du kích An-giê-ri.

Tuy vậy, trong buổi họp mặt những chủ bút các báo địa phương (17-4), Thủ tướng Pháp nói: “Binh sĩ thanh niên Pháp sang An-giê-ri là để khôi phục lại tình hữu nghị giữa An-giê-ri và Pháp, chứ không phải để chiến tranh (!)”.

- Ông Ma-ru, giáo thụ trường Đại học Xoóc-bon (một trường lớn nhất ở Pháp) đã viết một bài trong tờ báo tư sản Pháp Thế giới (5-4), đại ý nói: Đối với cuộc chiến tranh ở An-giê-ri, ai muốn viện lý do gì để ca tụng nó cũng được. Nhưng chỉ có ba chữ sau này đủ làm cho những người Pháp chân chính cảm thấy đau đớn, và nhục nhã. Ba chữ ấy là: Trại tập trung ghê tởm, nhục hình dã man, và khủng bố cả loạt.

- Nhân dân Pháp đang đẩy mạnh phong trào đòi chấm dứt chiến tranh ở An-giê-ri, và giải quyết bằng cách thương lượng hòa bình. Cố nhiên, nhân dân Việt Nam ta rất đồng tình với phong trào ấy của nhân dân Pháp.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 783, ngày 24-4-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.