Nhân dân ta có câu hát:

"Nhiu điu ph ly giá gương,

Người trong mt nước, thì thương nhau cùng".

Không bao giờ ý nghĩa câu hát ấy được thực hiện rõ rệt như ngày nay trong chính sách đi đoàn kết của Đảng, Mặt trận và Chính phủ. Cũng không đâu thực hiện sự đoàn kết ấy sâu rộng và thấm thía hơn gia quân đi và nhân dân ta.

Quân đội ta là quân đi nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của nhân dân. Đánh giặc để tranh lại độc lập thống nhất cho Tổ quốc, để bảo vệ tự do hạnh phúc của nhân dân. Ngoài lợi ích của nhân dân, quân đội ta không có lợi ích nào khác.

Quân đội ta biết rằng: Cơm quân đội ăn, áo quân đội mặc, vũ khí quân đội dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân tăng gia sản xuất, đóng thuế nông nghiệp mà có. Nhân dân thức khuya dậy sớm, ăn gió nằm sương, để đắp đường sửa cầu cho bộ đội đi. Nhân dân không quản trèo đèo lội suối, không quản khó nhọc gian lao, để chuyên chở súng đạn cho bộ đội đánh giặc. Tóm lại, quân đội sinh trưởng, thắng lợi, là nhờ nhân dân ra sức giúp đỡ. Vì thế, bđi rt biết ơn và yêu mến nhân dân.

V phía nhân dân thì ai cũng biết rằng: Có quân đội đánh giặc và giữ làng giữ nước, mình mới được yên ổn làm ăn, Tổ quốc mới được thống nhất, độc lập. Trong công cuộc kháng chiến cứu nước, nhân dân hy sinh là hy sinh một phần của cải và thời giờ. Của cải hết, có thể lại làm ra; thời giờ qua, thời giờ lại đến. Nhưng bộ đội hy sinh là hy sinh xương máu, có khi hy sinh cả tính mệnh. Cụt chân gẫy tay, chân tay không thể mọc lại; người chết không thể sống lại. Đó là một sự hy sinh tuyệt đối. Đồng bào biết rằng: Các chiến sĩ trong bộ đội ai cũng có cha mẹ anh em, ai cũng có gia đình thân thích. Nhưng họ đã hy sinh tiểu gia đình của họ, họ đã không ngại rời cha mẹ, bỏ quê hương, ra xông pha bom đạn, để phụng sự đi gia đình dân tc gồm cả gia đình của mỗi đồng bào. Do đó, nhân dân rt biết ơn và yêu mến bđi.

Lòng yêu mến lẫn nhau giữa quân và dân rất rõ rệt ở các chiến dịch. Trong chiến dịch Hòa Bình và Liên khu 3 hiện nay, nó càng rõ rệt thêm.

Hàng nghìn hàng vạn đồng bào, gái trai già trẻ, đã hăng hái tham gia dân công, phc v chiến dch. Nhiều người đã làm xong phiên mình, lại xung phong thêm mấy phiên nữa. Tại mặt trận sau lưng địch, đồng bào nhường cơm sẻ áo cho bộ đội, cùng bộ đội đánh giặc. Đánh xong giặc, lại ra sức củng cố cơ sở, xây dựng làng chiến đấu, chuẩn bị chống càn quét.

Theo phong tục ta, ngày Tết là một ngày rất quan trọng. Trên thì cúng bái tổ tiên, dưới thì sum họp gia đình. Vì vậy, dù đi xa hay công việc cấp bách thế nào, đồng bào cũng tìm về nhà ăn Tết. Nhưng trong dịp Tết vừa rồi, đồng bào đi dân công đã tình nguyện ở lại với bộ đội trước mặt trận. Các đồng bào ấy nói: "Đánh thắng giặc, năm sau ăn Tết càng vui hơn". Lời nói giản dị, ý nghĩa sâu xa. Nó vừa tỏ rõ nhân dân yêu mến bộ đội, bộ đội biết làm cho nhân dân yêu mến, vừa tỏ rõ lòng quyết chiến, quyết thắng của bộ đội và nhân dân.

Do lòng yêu mến ấy, mà có nhiều mẩu chuyện rất cảm động. Vài thí dụ:

- Nhiều xóm ở gần mặt trận, đồng bào đã tự động nhường nhà cho bộ đội làm trại quân y, người nhà thì lên lán hoặc lấy lá lấy rơm làm lều ở tạm. Đồng thời suốt ngày suốt đêm, xay thóc giã gạo để tiếp tế cho bộ đội.

- Làng X... ở gần đường. Đèo dốc, đường trơn, khó đi. Mỗi đêm, các em nhi đồng cầm đóm đi trước, các cụ mẹ chiến sĩ gánh trấu đi sau. Khi đoàn thương binh đến gần, thì cháu soi đường, bà rắc trấu, để những người khiêng thương binh đi cho dễ. Có khi sương sa gió lạnh, các bà, các cháu vẫn vui vẻ chờ suốt đêm.

- Nhiều bà cụ và chị em gánh quà bánh đi hàng 5, 7 ngày, đến nấu nướng cho chiến sĩ ăn Tết. Ngày Tết xong, lúc chia tay, các cụ, các chị khóc, các chiến sĩ cũng rơi nước mắt.

- Bà cụ V... hơn 70 tuổi (đồng bào Mèo) tự mình lăn cối và chày từ đỉnh núi xuống, rồi ở luôn tại mặt trận để bày cho các chiến sĩ cách làm gạo dễ dàng.

- Em Nguyễn Thị Vạn 16 tuổi, và em Nguyễn Thị Thanh 17 tuổi (hai em ở hai nơi khác nhau), đã xung phong giúp đỡ thương binh. Băng bó, giặt dịa, nấu nướng, săn sóc, việc gì các em cũng xung phong, việc gì cũng làm chu đáo. Tính nết hai em lại vui vẻ, cho nên anh em thương binh và anh chị em dân công đều rất yêu mến hai em.

- Ông K..., có vợ và 5 con còn nhỏ, khi xung phong đi dân công, còn dặn dò vợ lo cấy chiêm trồng màu, để mùa sau cung cấp nhiều lương thực hơn cho bộ đội.

Những mẩu chuyện cảm động như thế rất nhiều.

Vì lòng yêu mến bộ đội, mà nhân dân nảy ra nhiu sáng kiến, đ vượt mi khó khăn.

Vì lòng yêu mến nhân dân, mà bộ đội càng thêm dũng cm khi ra trn dit gic.

Vì lòng yêu mến lẫn nhau, mà nhân dân càng ra sức thi đua tăng gia sn xut, bộ đội càng ra sức thi đua dit gic lp công.

Hồ Chủ tịch nói: Quân dân nht trí, ta nht đnh thng, gic nht đnh thua, là như thế.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ ta, tình đoàn kết giữa quân và dân đã thành một lực lượng vô cùng to lớn mạnh mẽ. Chính vì tình đoàn kết ấy mà ta đã thắng nhiều chiến dịch, và sẽ thắng nhiều nữa. Chính vì tình đoàn kết ấy, mà kháng chiến nhất định thắng lợi hoàn toàn.

Nhiu điu ph ly giá gương,

Quân dân đoàn kết, là đường thành công.

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 47-48, ngày 3-3-1952, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.334-337.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.