Năm 1947, Mỹ đặt kế hoạch Mácsan để “giúp” Pháp và các nước Tây Âu. Các nhà tư bản và các báo phản động Tây Âu hoan nghênh nhiệt liệt, dù các phái dân chủ và các đoàn thể lao động phản đối.

Ngày nay, một nhóm tư bản và một số báo phản động ở Tây Âu, nhất là ở Pháp, đã thấy rõ rằng họ đã mắc lừa Mỹ. Họ đã nêu những việc sau này:

V tài chính, ngân sách quân sự của Pháp không do Chính phủ Pháp định, mà do “Tổ chức Bắc Đại Tây Dương” định, tức là do Mỹ định.

Từ năm 1948 đến 1952, Mỹ cho Pháp vay 1.008 ngàn triu phrăng. Nhưng chiến tranh Vit Nam đã làm cho Pháp hao tốn 1.500 ngàn triu. Và năm 1952, ngân sách quân sự của Pháp tăng đến 1.800 ngàn triu.

Giá đồng bạc của Pháp cũng do Mỹ định. Vì vậy mà Pháp phải hạ giá đồng bạc và phải lạm phát. Năm 1947, Pháp chỉ có 761 ngàn triệu giấy bạc lưu hành, mà năm 1952, tăng đến 2.041 ngàn triệu.

V buôn bán, Pháp cũng bị Mỹ hạn chế. Mỹ nêu ra 313 thứ hàng hóa cấm Pháp không được bán cho Liên Xô và các nước dân chủ mới. Vì vậy, việc buôn bán của Pháp thua hụt rất nhiều. Năm 1947, Pháp chỉ hụt 132 ngàn triệu, mà năm 1952, Pháp đã hụt 298 ngàn triệu trong 3 tháng đầu năm.

Ai được hưởng? Trong khi kinh tế của nước Pháp sa sút, thì có 55 công ty đại tư bản phát tài to. Số tiền lãi của họ tăng 11 đến 14 lần. Và 19 công ty thực dân thì do chiến tranh ở Việt Nam mà được lãi gấp 45 lần!

Ai thit thòi? Những nhà tư bản nhỏ, bị Mỹ cướp mối hàng, mà phá sản. Nông dân cũng bị thiệt thòi. Năm 1938, nông nghiệp góp phần vào kinh tế quốc dân hơn 23 phần trăm. Năm 1951, sụt xuống chỉ còn 16 phần trăm.

Năm 1952, tính theo giá sinh hoạt thường, thì đại đa số công nhân và lao đng trí óc thiếu thốn đến 1 phần 4 những thức ăn uống tối thiểu (thịt kém 25 phần trăm, sữa kém 76 phần trăm, giá bánh mì tăng 250 phần trăm, v.v.). Cực khổ hơn nữa là đời sống của 2 triệu rưỡi người thất nghiệp.

Tình hình kinh tế Pháp lúng túng như vậy, còn tình hình chính trị thì cũng rối beng. Những cửa bể, nhiều đường xe lửa và nhiều thành thị Pháp bị quân đội Mỹ chiếm giữ. Mỹ lại ra sức vũ trang lại cho Tây Đức, tức là đặt một con dao găm kề cổ nước Pháp.

Thêm vào đó, quân đội của giặc Pháp ở Việt - Miên - Lào liên tiếp bị quân và dân ba nước đánh bại.

Bị Mỹ lừa gạt, bị Tây Đức đe dọa, bị Việt - Miên - Lào đánh bại, kinh tế kém sút, tài chính khó khăn, những điều đó đã làm Chính phủ phản động Pháp lập lên đổ xuống 17 lần trong 8 năm. Mà tình hình ấy ngày thêm nghiêm trọng. Nhân dân Pháp đấu tranh cũng ngày càng rộng rãi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp, họ đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh để phá tan ách áp bức của Mỹ, đòi chấm dứt cuộc chiến tranh bẩn thỉu ở Việt Nam. Uy tín của Đảng Cộng sản cũng ngày càng lan rộng: trong các cuộc tuyển cử, cứ 4 người cử tri thì có 1 người bỏ phiếu cho Đảng Cộng sản.

Nhân dân Việt - Miên - Lào thắt chặt đoàn kết với nhân dân Pháp và nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình, tiếp tục kiên quyết kháng chiến, thì nhất định sẽ toàn thắng vẻ vang.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 109, từ ngày 26-4 đến ngày 1-5-1953, tr.4.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.121-123.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.