.

Sự suy sút trong kinh tế đã lan tràn khắp nước Mỹ, và không gì chặn lại được. Bây giờ chỉ có một cách là cố gắng làm thế nào để bớt hậu quả tai hại của sự suy sút đó” (báo Phố Uôn [Wall Street Journal, BT]).

“Nền kinh tế Mỹ suy sút nhanh chóng một cách không thể tưởng tượng. Không ai biết bao giờ mới cải thiện được tình trạng đó” (báo Người hướng dẫn khoa học công giáo).

Để chứng tỏ sự suy sút đó, các báo Mỹ đã nêu mấy chỉ số sản xuất của Mỹ giảm sút như sau, để làm thí dụ:

Tháng 8-1957 là 145
Tháng 11-1957 là 139
Tháng 12-1957 là 137.

Đúc thép là công nghiệp to nhất của Mỹ, giảm sút:

Trong tháng 10-1957 chỉ đạt 76% khả năng sản xuất
Đầu tháng 12-1957 chỉ đạt 69,2%
Cuối tháng 12-1957 chỉ đạt 67,9%.

Ngành sản xuất xe hơi cũng bị khủng hoảng:

Đầu tháng 12-1957 có 70.000 xe hơi ế không bán được
Cuối tháng 12-1957 có 80.000.

Sản xuất và buôn bán giảm sút, thì nạn thất nghiệp tăng thêm:

Giữa năm 1957 có hơn 320.000 công nhân thất nghiệp
Cuối năm 1957 có 370.000.
Tháng 2-1958 sẽ có 400.000
Tháng 6-1958 sẽ có hơn 500.000 tạp chí Tin tức hàng tuần.

Do tình hình đó, tờ báo của đại tư bản Mỹ Thời báo Nữu Ước đã phải thú nhận rằng: “Hiện nay, Mỹ không còn là một nơi sung sướng nhất nữa”. Trong lúc đó thì Mỹ đã xài hết 170.178 triệu đô-la để chế tạo tên lửa (Năm nay sẽ xài hơn 5.000 triệu đô-la).

Và kinh tế Liên Xô

Năm 1957, sản xuất công nghiệp tăng 10%. Nông nghiệp tăng 17% (ngành chăn nuôi tăng bốn triệu con bò, tám triệu con cừu).

Hôm 19-12-1957, Xô-viết tối cao đã thông qua kế hoạch kinh tế năm nay:

Sản xuất công nghiệp nặng sẽ tăng 8,3%.

Sản xuất công nghiệp nhẹ sẽ tăng 6,1%, gồm có: 11 xí nghiệp lớn làm thịt, 45 xí nghiệp lớn làm bơ, 12 xí nghiệp lớn làm đường…

Vải và lụa tăng 75 triệu thước, giày tăng 28 triệu đôi…
Nhà nước trích 36.800 triệu đồng rúp để làm thêm nhà ở.

Số công nhân, viên chức sẽ từ 52 triệu 60 vạn người tăng lên 54 triệu 40 vạn người.

Quỹ văn hóa xã hội tăng thêm 14.000 triệu đồng rúp.
Tiền chi về quốc phòng thì từ 96.700 triệu đồng rúp (năm 1957) giảm xuống 96.300 triệu đồng rúp.

Lẽ tất nhiên sản xuất tăng thì đời sống của nhân dân Liên Xô càng sung sướng hơn nữa.

Các khoản thu của ngân sách: 569.200 triệu rúp là do các xí nghiệp của Nhà nước nộp, 72.700 triệu rúp là do nhân dân đóng góp.

So sánh Liên Xô với Mỹ, Stê-ven-xơn (Lãnh tụ Đảng Dân chủ Mỹ) đã phải nói: “Công nghiệp nặng của Liên Xô phát triển nhanh hơn của Mỹ… và đại đa số nhân dân trên thế giới cho Liên Xô là giỏi hơn, mạnh hơn và hòa bình hơn nước Mỹ của chúng ta”.

TRẦN LỰC

---------

Báo Nhân Dân, số 1393, ngày 1-1-1958, tr.3.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.